Có những loại đồ uống được chế biến từ trà nên tên gọi của chúng thường có từ trà đi kèm ví dụ như: trà thái xanh, trà đào, trà đen, trà olong… điều này ai cũng biết. Nhưng nhiều đồ uống tuy được gọi là “trà” nhưng bản chất lại không phải là trà. Bạn có bao giờ thắc mắc về điều đó?
Trong bài viết này, Sàn Gốm Bát Tràng sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó bằng cách giới thiệu đến các bạn một số loại trà thảo mộc cổ điển phổ biến gần đây nhé.

Khái niệm trà thảo mộc
Nội dung
Trà thảo mộc, mà các chuyên gia về trà gọi là Tisanes (tiếng Pháp có nghĩa là “thảo dược”), thường là hoa khô, trái cây hoặc thảo mộc ngâm trong nước sôi (không bao gồm lá trà trong đó). Trà thảo mộc đang bắt đầu được sử dụng rộng rãi và là thức uống rất được ưa chuộng.
Tìm hiểu thêm các kiến thức về trà

Một điều thú vị là ở Châu Âu và một số quốc gia khác, việc sử dụng từ “trà” được quy định chỉ áp dụng cho các sản phẩm được làm từ cây Camellia sinensis mà thôi. Ở nước ta thì ngược lại, từ ”trà” được sử dụng thoải mái và khá phổ biến để chỉ các loại thức uống có trà là thành phần chính.
Hầu như bất kỳ loại hoa, trái cây hoặc thảo mộc nào cũng có thể ngâm trong nước và ăn vào đều có thể trở thành thảo dược. Chỉ cần đi đến những cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe nơi bạn sống và bạn sẽ nhìn thấy hàng chục loại “trà thảo mộc dược liệu” với nhiều lợi ích khác nhau từ thư giãn cho đến trẻ hóa.

Vậy nên từ “trà thảo mộc” hay ”thảo dược” ra đời mà trong thành phần của chúng không cần có trà.
Một số loại trà thảo mộc phổ biến hiện nay
-
Trà thảo mộc (từ hoa cúc, bạc hà…)
Trà thảo mộc được cho là loại trà nổi tiếng và có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại. Ghi chép đầu tiên được ghi lại về việc thưởng thức trà thảo mộc là từ hoa cúc – trong một tài liệu được gọi là Ebers Papyrus, có niên đại từ năm 1550 trước Công nguyên.

Trà thảo mộc từ hoa cúc đã tự xây dựng cho mình một danh tiếng khá tốt khi là loại đồ uống có hương vị nhẹ, ngọt như sự pha trộn giữ táo và hoa. Đến nay trà thảo mộc hoa cúc vẫn được yêu thích vì tác dụng làm thanh mát kỳ lạ của nó. Hoa cúc còn sử dụng ướp xác người chết và chữa bệnh cho các vị thần được tôn vinh thời xưa.
Trà thảo mộc từ bạc hà cũng được sử dụng như một phương thuốc tại nhà không chứa caffein, hỗ trợ tiêu hóa, làm dịu dạ dày và cải thiện giấc ngủ trong nhiều thiên niên kỷ, có từ thời Hy Lạp.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trà thảo mộc thời đó đều mang nhiều lợi ích như vậy. Trên thực tế, một số loại là nguyên nhân gây chết người. Các triết gia đã từng kể một câu chuyện rằng rằng nhà triết gia Socrates, cha đẻ của tư tưởng hiện đại đã bị kết án tử hình và bị buộc uống chất độc của cây độc cần.
-
Trà trái cây
Trà trái cây là hỗn hợp không chứa caffein mà chứa nhiều loại trái cây, gia vị và thảo mộc.

Thành phần phổ biến nhất trong các loại trà trái cây là Hoa dâm bụt, một bông hoa màu đỏ thẫm mang lại màu sắc quyến rũ cho cốc trà và vị ngọt nhẹ nhàng. Không những thế hoa dâm bụt tự nhiên còn chứa nhiều Vitamin C.

Những người uống trà thường sử dụng trái cây sấy khô, vỏ trái cây, dầu trái cây, hoa và gia vị để có được sự pha trộn vừa phải giữa hương vị và hương thơm hấp dẫn.
- Xem các Bí quyết để pha một tách trà hoàn hảo tại gia đình
-
Trà Rooibos (Hồng trà Nam Phi)
Được xem như là người mới trong bối cảnh trà thảo mộc đang nổi lên ở Hoa Kỳ, trà Rooibos đã tăng vọt về mức độ phổ biến của nó. Với tên gọi khác là Hồng trà Nam Phi, trà rooibos còn được biết đến với các tên trà đen.

Trong Thế chiến thứ hai, hầu như tất cả các nguồn cung cấp trà của Nhật Bản và Trung Quốc đều không có sẵn. Nền văn hóa nghiện trà phương Tây đã lùng sục khắp thế giới để tìm một giải pháp thay thế, cuối cùng họ đã phát hiện ra Hồng trà Nam Phi là loại trà không chứa caffein và chỉ mọc duy nhất ở Nam Phi.

Hồng trà này có hương vị phong phú, hơi ngọt, tuyệt vời khi uống một mình và kết hợp cực kỳ tốt với nhiều loại hương vị.
-
Trà Yerba Mate
Cuối cùng, thức uống mới nhất trên thị trường thảo dược có tế là Yerba Mate. Loài thực vật này sống ở Nam Mỹ và thuộc họ nhựa ruồi, được tiêu thụ ở hầu hết các nước như Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay và Viễn Đông.
Yerba Mate, gọi tắt là “Mate” – được ca ngợi như một hiện tượng văn hóa khi loại trà này vừa cung cấp năng lượng vừa có tác dụng chữa bệnh cho cơ thể.

Mate là một trong số ít thực vật trên trái đất (cùng với cà phê, ca cao và trà) có chứa caffein. Mặc dù hương vị của loại thảo mộc này có thể hơi lạ đối với những người mới uống, nhưng chỉ sau một vài ngụm, hầu hết mọi người đều trở nên thích thú thậm chí là nghiện nó.

Không còn bị biết đến như một loại trà phổ biến ở các thị trường nhỏ, mate giờ đây đã được du nhập vào Hoa Kỳ như một loại đồ uống thay thế cho cà phê và đang dần thu hút sự chú ý rộng rãi hơn.
Kết
Không còn là thức uống chỉ dành cho phụ nữ mang thai hay những người nhạy cảm với caffein, trà thảo mộc đã thực sự tìm thấy vị trí mới của mình trên thị trường. Trà thảo mộc đang bắt đầu truyền bá văn hóa phục vụ nhu cầu thị hiếu của nhiều khách hàng, không những thế còn mang đến vô số lợi ích đáng kinh ngạc.
Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết bổ ích sau của Sangom.