Trúc lâm thất hiền là gì? Ý nghĩa và câu chuyện về 7 ông hiền

Cảnh Trúc lâm thất hiền tái hiện hình ảnh bảy vị học giả, nhạc sĩ và nhà văn thuộc Đạo giáo. Sống hưởng an lạc tại khu rừng trúc được cho là ở Sơn Dương, Tiêu Tác. Nhờ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về cuộc sống an yên, hưởng lạc mà cảnh vẽ được sử dụng rộng rãi trên nhiều sản phẩm nghệ thuật ngày nay. Hãy cùng sangom.vn tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa, câu chuyện về bảy người hiền và khám phá một số sản phẩm gốm sứ nổi bật có cảnh vẽ này nhé.

truc-lam-that-hien-1

Ý nghĩa cảnh vẽ Trúc lâm thất hiền

Nguồn gốc

Trúc lâm thất hiền (Rừng trúc và bảy ông hiền) có tên chữ Hán là 竹林七賢. Đây là tên dân gian dùng để nhắc đến bảy người hiền sinh sống cuối thời nhà Ngụy, đầu thời nhà Tấn ở Trung Quốc thời xưa. Vào khoảng những năm 200 – 300 sau Tây lịch.

Trong đó, thất hiền được nhắc trong cụm trúc lâm thất hiền chính là nói đến bảy người hiền. Lần lượt có tên: Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung và Nguyễn Hàm.

truc-lam-that-hien-3
7 ông Hiền trong cảnh Trúc Lâm Thất Hiền

Bảy con người này thuộc nhóm Thanh Đàm của Đạo gia. Vào thời Tư mã thành lập Tây Tấn, chủ trương chuộng Nho giáo, 7 vị học giả này tự thấy mình không phù hợp với triều đình đương thời. Nên đã bỏ lên rừng trúc sống ẩn dật. 

Họ thường tụ tập tại rừng trúc cùng nhau đàn ca, sáo nhị, ngâm vịnh, uống rượu tự do. Đồng thời bàn những vấn đề thanh cao hay những tư tưởng siêu việt. Nhằm tỏ thái độ chống đối chế độ đương thời. 

Họ được xem là nhóm đại diện tiêu biểu cho phong trào nghệ thuật phong lưu. Không gò ép lễ nghi, giới luật và để tình cảm phát triển một cách tự nhiên.

Ý nghĩa

Cảnh trúc lâm thất hiền mang ý nghĩa về một cuộc sống bình dị, vô thường. Tránh xa những ồn ào, xấu xa của nhân gian để được trở về với núi rừng, làm bạn với thiên nhiên cây cỏ.

Áp dụng cho cuộc sống hiện tại, cảnh rừng trúc và bảy ông hiền thể hiện mong muốn về một cuộc sống an nhàn. Mặc kệ chuyện thế gian để bản thân vui hưởng tuổi già. Là hình ảnh những người kinh doanh nhường lại sự nghiệp cho con cháu sống vô lo vô nghĩ phần đời còn lại.

Bên cạnh đó, cảnh vẽ còn là ước mong của những người làm quan chức về hưu. Mong muốn nghỉ ngơi và hưởng an lạc, uống rượu ngâm thơ, chơi chim kiểng… Sống trọn vẹn thanh thản từng ngày ở tuổi xế chiều.

am-chen-ve-vang-2
Bộ ấm chén Trúc Lâm Thất Hiền vẽ vàng Bát Tràng

Câu chuyện của 7 người hiền trong cảnh Trúc lâm thất hiền

Ông Nguyễn Tịch (210 – 263)

Nguyễn Tịch có tên chữ là Tự Tông. Ông là người ở đất Trấn Lưu, con trai của Kiến An Thất Tử Nguyễn Vũ. Nguyễn Tịch sinh ra có dung mạo khác thường, một mình độc lập, chí khí hào sảng tự do, mừng giận cũng không hiện ra khỏi mặt.

Ngày thường, ông chỉ đóng cửa ngồi trong nhà đọc sách. Có khi đến cả tháng cũng chẳng bước chân ra ngoài. Rồi lại có những lần một mình ngao du sơn thủy mấy ngày không về nhà.

Nguyễn Tịch có một đặc điểm đặc biệt, đó là tròng mắt ông có thể đổi màu. Bởi vậy, khi thích ai ông sẽ nhìn người ấy với con mắt màu xanh. Còn khi ghét ai ông sẽ nhìn họ với lòng mắt màu trắng. Từ đó, thành ngữ “mắt xanh” trở thành một điển tích cho đến ngày nay. 

Theo ông, xã hội chính thể không có vua, không có bày tôi, không phân biệt giàu nghèo. Xã hội đó mới không bị thiên lệch, không oán thán. Nhưng ý niệm mà ông mong muốn chỉ có thể xuất hiện trên giấy. Hay khi con người đã bị chích thuốc, không còn tham sân si trên đời.

am-chen-24
Bộ ấm chén gốm sứ Bát Tràng vẽ cảnh Trúc lâm thất hiền

Ông Kê Khang (223 – 263)

Kê Khang có tên thật là Khuê Khang. Sống ở thời đại nhà Ngụy, khi mà Tư Mã Chiêu vẫn còn đang chuyên quyền. Sau đó, vì có những xích mích, thù hằn nên ông đã quyết định về ở ẩn ở dưới ngọn núi Kê. Từ đó mới bắt đầu có cái tên Kê Khang.

Ông Kê Khang có biệt tài cầm kỳ thi họa đều tài giỏi mặc dù bản thân không thụ giáo ai. Một ngày nọ, ông đã vô tình gặp được một dị nhân, rồi cùng hàn huyên về âm nhạc và dạy lại cho ông một Khúc Quảng Lăng. Khi được đàn lên nghe êm ái tựa như dòng nước suối chảy, mây trôi về trời. Sau này, xuất hiện hai bài Lưu Thủy và Hành Vân được cho là phôi thai từ đây.

Kê Khang chủ trương trọng đường lối của Lão Tử, Trang Tử. Kinh khổng giáo, vua Thang, văn võ Vương và cả Khổng Tử. Sau này, triều đình đã viện vào cớ này tự ý kết tội của ông phải chịu án tử hình. Cũng từ đây, Khúc Quảng Lăng đã bị mất tích.

Tuy rằng ông Kê Khang và Nguyễn Tịch đều sinh cùng thời, đều sống giả cuồng si nhưng Nguyễn Tịch vẫn sống vì cuồng. Còn ông Kê Khang số phận hẩm hiu lại chết vì chữ cuồng.

loc-binh-21
Tiểu lộc bình vẽ cảnh Trúc lâm thất hiền Bát Tràng

Ông Lưu Linh (220 – 300)

Lưu Linh có tự là Bá Lân, hình hài bên ngoài được miêu tả xấu xí. Có biệt tài uống rượu không bao giờ say. Tửu lượng được cho là tốt nhất trong bảy ông hiền.

Ông luôn coi nhẹ mọi việc và hay tự mình tìm đến rượu để quên đi sự đời. Bên cạnh đó, tác phẩm Tửu Đức Tụng được ông viết ẩn chứa nhiều hàm ý sâu xa. Phảng phất thể hiện ý nghĩa sống của Lão Tử.

Ông Sơn Đào (205 – 283)

Sơn Đào tên tự là Cự Nguyên. Được biết đến là người học rộng nhất trong sáu ông hiền. Ông làm quan dưới triều nhà Ngụy rồi đến nhà Tấn. Được Tư Mã Viêm vô cùng quý mến và tin tưởng. Đặc biệt, Sơn Đào rất có tài nhìn người và thường xuyên tiến cử nhiều người hiền góp sức cho triều đình.

Một lần, ông Sơn Đào đã dâng sớ tiễn dẫn cho ông Kê Khang vào triều. Nhưng ngay khi biết tin Kê Khang đã viết nên bài Tuyệt Giao Sơn Đào để khẳng định cắt đứt tình nghĩa, mỉa mai việc Sơn Đào ham hư vinh hám lợi lộc. Tuy nhiên, không vì thế mà ông Sơn Đào giận hờn ông Kê Khang một lời.

am-chen-22
Ấm chén men lam bọc đồng vẽ cảnh Trúc lâm thất hiền

Ông Hướng Tú (221 – 300)

Hướng Tú có tự là Tử Kỳ. Ông là người bạn thời thơ ấu của ông Sơn Đào. Ông Hướng Tú là người học nhiều biết rộng. Đã từng viết sách chú giải cuốn Hoa Nam Kinh của ông Trang Tử.

Sau đó, ông còn bàn luận và giải thích thêm những ý nghĩa sâu kín, phát minh những ý tưởng lạ. Làm nổi dậy phong trào Huyền học. Những người đọc sách của ông lúc bấy giờ đều siêu nhiên tâm ngộ và vô cùng mãn nguyện.

Ông Vương Nhung (234 – 305)

Ông Vương Nhung sau khi có một người con vừa mãn đời. Người bạn của ông là Sơn Giản đến thăm thấy cảnh khóc đau thương mới khuyên ông đừng khóc nữa.

Ông đã trả lời rằng: Thánh nhân quên hết tình cảm trên đời nên mới không khóc. Thứ dân thì chưa một lần biết đến tình cảm. Chỉ như bọn ta còn biết tình cảm nên tất phải khóc. Nghe thấy vậy, Sơn Giản cũng khóc theo.

Lời nói của Vương Nhung chứng minh rất rõ tại sao nhiều Huyền học gia đặc biệt lưu tâm đến thuyết Chủ tình. Trong nhiều hoàn cảnh, họ bày tỏ sự vui buồn không phải vì sự được mất của bản thân mà vì chính trong cảnh tượng chung của cuộc sống hay Trời Đất ấy.

am-chen-25
Ấm chén Bát Tràng vẽ cảnh Trúc lâm thất hiền dáng Minh Long

Ông Nguyễn Hàm

Nguyễn Hàm là cháu trai của ông Nguyễn Tịch. Cả hai đều có sở thích uống rượu. Bởi vậy, khi hai chú cháu gặp nhau đều ngồi uống rượu tâm sự hết vò này đến vò khác. Thú vật thích uống rượu thì hai ông cũng thoải mái cho uống mà không hề xua đuổi. Cả hai người đều có chung suy nghĩ đó là vạn vật trên đời đều bình đẳng như nhau.

Trúc lâm thất hiền đều là bảy vị học giả giỏi văn thơ, mê uống rượu. Họ đề cao Lão Tử, Trang Tử mà chỉ trích Khổng Giáo. Do tư tưởng và cách sống như vậy tạo nên một trường phái lãng mạn mà sau này người đời gọi là Phong Lưu.

Hình ảnh Trúc lâm thất hiền trên các sản phẩm gốm sứ

Hình ảnh bảy ông hiền trong rừng trúc xuất hiện rất nhiều trên các sản phẩm gốm sứ. Trong đó, những sản phẩm được ưa chuộng rộng rãi đó là đĩa cảnh Trúc lâm thất hiền, bộ ấm tích hay tranh gốm sứ Trúc lâm thất hiền.

  • Đĩa gốm sứ có hình ảnh Trúc lâm thất hiền: Được làm từ chất liệu men lam nung ở nhiệt độ cao dưới bàn tay điêu luyện của nghệ nhân lành nghề. Cảnh vẽ được thực hiện bằng tay với sự chăm chút tỉ mỉ. Sản phẩm mang ý nghĩa đem đến nhiều điều tốt lành cho người sở hữu nó.
dia-trang-tri-22
Mẫu đĩa cổ bảy ông tiên

Xem thêm: Giá đĩa cổ Trúc lâm thất hiền rẻ, hàng đẹp chuẩn Bát Tràng

  • Bộ ấm tích thất hiền: Đây được xem là món quà thiết thực dành tặng cho ông bà, cha mẹ với ý nghĩa hướng tới cuộc sống an nhàn, vui hưởng thụ về già.
Quỳnh - 800x500 (3)
Bộ ấm trà kèm phụ kiện Bát Tràng vẽ cảnh Trúc lâm thất hiền
  • Tranh gốm sứ Trúc lâm thất hiền: Là sản phẩm tranh làm làm dưới dạng men lam hoặc men màu vô cùng sống động. Mang theo ý nghĩa về cuộc sống an nhàn, an vui tận hưởng cuộc sống tuổi già. 
tranh-gom-su-21
Tranh gốm sứ Trúc Lâm Thất Hiền đẹp

Địa chỉ mua đồ gốm sứ vẽ cảnh Trúc lâm thất hiền đẹp, giá rẻ

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã hiểu được tường tận về ý nghĩa của hình ảnh Trúc lâm thất hiền. Nếu khách hàng yêu thích các sản phẩm gốm sứ có cảnh bảy ông hiền chính hãng, đừng quên liên hệ Sàn Gốm để được tư vấn chi tiết và mua hàng với nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn.

đồ thờ bát tràng
Bình luận (0 bình luận)