Là thế hệ trẻ nối tiếp các thế hệ cha ông làm rạng danh làng gốm Bát Tràng nói riêng và các làng nghề cổ truyền thống của VN nói chung, nghệ nhân trẻ Phạm Thế Anh đang ngày càng góp sức đưa tên tuổi của làng ghi những dấu ấn đầy ấn tượng.
1. Đôi nét về chàng nghệ nhân hào hoa Phạm Thế Anh.
Nội dung
Sinh ra trong dòng họ có 4 đời làm gốm và là người con thứ 15 của dòng họ Phạm Bát Tràng, nghệ nhân Phạm Thế Anh còn có niềm đam mê vô bờ bến với những sản phẩm ấm chén pha trà .
Phải mất 11 năm, từ năm 1993, học từ cục đất, miệt mài bên bàn xoay, tay ngâm trong hồ đất trộn, lem nhem từ đầu tới chân, làm hỏng rồi làm lại nhiều lần, học từng bài men để trở thành một người thợ gốm lành nghề.
Để rồi nghệ nhân Phạm Thế Anh đã mang đến niềm tự hào cho dòng tộc khi anh đã nghiên cứu và sáng chế ra dòng gốm riêng mang tên một dòng sông và gắn với tên tuổi của mình: gốm Hồng Sa và anh đã đăng ký độc quyền thương hiệu với loại gốm này.
Loại gốm này được sử dụng 80% phù sa Sông Hồng, còn 20% là đất sét trắng và cao lanh cùng hòa quyện để tạo ra sự kết khối. Vì thành phần phù sa Sông Hồng là chủ đạo nên Thế Anh đã đặt tên cho loại gốm mình phát minh ra là Hồng Sa- ghép tên sông và tên những ngọt lành được kết tinh từ dòng sông ấy: phù sa.
Không chỉ với làng nghề Bát Tràng mà cả với nghành gốm Việt Nam gốm Hồng Sa chính là một phát minh đặc biệt mà nghệ nhân trẻ Phạm Thế Anh đã có công mày mò, sáng chế.
2. Quá trình mang ấm chén “Hồng sa” ra thế giới
Phạm Thế Anh đã không quản ngại thời gian, tâm sức nghiên cứu về ca dòng ấm chén. Nhưng thay vì lao vào sản xuất anh lại suy nghẫm về một hướng phát triển mới.
Trong những lần được sang Trung Quốc thăm quan và nghe nói về đất Tử Sa với rất nhiều câu chuyện huyền thoại Phạm Thế Anh đã liên tưởng tới việc xưa kia cha ông làng gốm lấy đất phù sa sông Hồng để tạo thành chất men gốm phủ ngoài cho sản phẩm và anh bắt đầu đưa ra quyết định táo bạo: tại sao nước bạn có thể tạo ra gốm Tử Sa từ một loại đất đặc biệt còn gọi là cát tím mà ta lại không thể tạo được một loại gốm từ phù sa sông Hồng.
Những thử nghiệm ban đầu sụp đổ, những thử nghiệm sau đó cũng không thành công bởi với 100% phù sa đã không tạo ra sự kết khối. Và sau nhiều nỗ lực Phạm Thế Anh đã tìm ra công thức cho bài gốm đặc biệt này.
Chưa đủ yên tâm, anh đã thử nghiệm nhiều lần và cho các đối tác khó tính kiểm nghiệm để cùng đi tới kết luận: phù sa sông Hồng đã làm nên điều thần diệu. Để ghi nhớ anh đặt tên cho loại gốm này là Hồng Sa. Đó chính là tiền thân của những bộ ấm chén mang tên “Hồng Sa” sau này.
XEM THÊM: Nghệ nhân Trần Độ – từ người con ưu tú đến bậc thầy gốm Việt
Tròng rã 17 năm qua, Phạm Thế Anh chưa bao giờ ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để đưa ra những mẫu mã ấm chén mới. May mắn thay, ấm chén Hồng sa của anh đã được nhiều thị trường khó tính chấp nhận. Đặc biệt là vị đối tác lớn nhất của anh hiện nay – Nhật Bản – tin cậy.
Nhật Bản đã cử chuyên gia sang đào tạo bài bản và tỉ mỉ cho chính anh và anh em trong công ty, sau đó họ bàn giao – trao đổi dây chuyền công nghệ, hỗ trợ cho việc hợp tác.
Ban đầu, công ty Hoàng Long chỉ làm sản phẩm thô rồi chuyển qua Nhật hoàn thiện mới xuất ra thị trường. Sau đó, khi đã đủ độ chín, công ty bắt đầu có những đơn hàng hoàn thiện từ trong nước, xuất sang nước bạn, được đón nhận và mang lại hiệu quả doanh thu tốt.
Cùng với xu thế phát triển, dòng ấm Tử Sa mang màu sắc hoài cổ được sản xuất rầm rộ và trở thành mặt hàng yêu thích tại thị trường Việt Nam
3. An Thổ Túc – dòng ấm chén mang thương hiệu Việt
Ấm trà An Thổ Túc được làm từ bài đất quý khai thác từ vùng núi Tràng An qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Phạm Thế Anh hợp tác cùng hệ thống Không Gian Gốm Bát Tràng tạo ra. An Thổ Túc đã trải qua quá trình nung ấm khắt khe ở nhiệt độ cao trên 1200 độ C cho ra đời chiếc ấm thuần Việt đáp ứng những tiêu chí khắt khe của những người yêu Trà Việt.
Ấm trà An Thổ Túc sau khi được tôi kỹ giữ cho hương vị trà được nguyên vẹn nhờ khả năng ấm giữ bão hòa hương vị của trà pha. Ấm An Thủ túc có khả năng dẫn nhiệt và giữ nhiệt tốt giúp người pha trà có thể điều chỉnh nhiệt độ nước trà cao hoặc thấp thích hợp với từng loại trà pha.
Tính chất sành đặc biệt của ấm giữ cho trà trong ấm không bị thiu hỏng sau nhiều ngày sử dụng.
Đất An Thổ Túc được khai thác từ vùng núi Tràng An, tầng đất được kết tinh các loại khoáng kim loại quý: cao lanh, đất sét và phù sa. Đất sau khi khai thác được phơi ủ trên 5 năm nên các tạp chất và khí dơ trong đất được khử hoàn toàn tạo cho đất rất sạch và chín.
XEM THÊM: Nghệ nhân Trần Nam Tước – người tôn tạo giá trị văn hóa gốm sứ dân tộc
Sau đó đất được lọc kỹ và nghiền liên tục 72 tiếng (gấp 3 lần thời gian nghiền các loại đất làm ấm thông thường). Đặc tính này làm cho ấm bóng và mịn đẹp. Đất được ủ chín trước khi cho vào sản xuất ấm.
Ấm được tạo hình trên bàn quay ly tâm giúp sản phẩm ấm tròn đều cân đối sau đó được nghệ nhân và thợ giỏi làng nghề sửa tiện trau chuốt và làm bóng rất tỉ mỉ cho ra được sản phẩm sắc nét đến từng chi tiết.
Sau đó ấm được chắp thêm quai, vòi ấm và quả lọc theo công nghệ Nhật Bản:
+ Quả lọc được khoan lỗ thủ công với hơn 100 lỗ nhỏ giúp khi rót sẽ không bị tắc trà và dòng chảy tròn đều đẹp mắt.
+ Vòi ấm được cắt sửa cẩn thận nối chắp tỉ mỉ. Độ sắc và vát của miệng vòi giúp dòng nước được ngắt dễ dàng và không bị rớt.
+ Vung của ấm được sử dụng công nghệ roa của Nhật Bản giúp vung và miệng ấm tròn và khít đều đặn.
+ Ấm được nung trong lò với chế độ đốt khắt khe và nhiệt độ cao trên 1200 độ C tạo ấm trà kết khối tốt, bóng và mịn.
Một số hình ảnh của nghệ nhân Phạm Thế Anh và công việc chế tác ấm chén An Thổ Túc
Đặc biệt ấm là sự kết tinh của bài đất quý tự nhiên được xử lý cầu kỳ và kỹ lưỡng nên màu sắc của ấm là màu đặc trưng tự nhiên, đặc biệt của quá trình đốt lò và bài đất đặc trưng cho ra sắc ấm gan gà đặc trưng duy nhất.
An Thổ Túc kết tinh văn hóa Ấm Trà Việt là sự kết tinh tinh hoa từ bài đất quý của đất Việt. Ấm Trà An Thổ Túc là sự tiếp nối của tinh hoa làm ấm của cha ông cùng sự kết hợp quá trình khai thác và chế biến đất kỳ công và quá trình chế tác ấm thủ công tỉ mỉ kỹ lưỡng từng chi tiết đường nét.
Ấm được chế tác theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất tạo ra chiếc ấm mang đậm nét văn hóa Việt đáp ứng được những tiêu chuẩn khó tính nhất của những người yêu Trà Việt.
5. Các thành tựu tiêu biểu của nghệ nhân Phạm Thế Anh:
Danh hiệu bàn tay vàng, Nghệ nhân Hà Nội
Doanh nhân tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương
Giải Bạc Festival Huế vào tháng 5 và tháng 10 – cuộc triển lãm lớn cùng các nghệ nhân Bát Tràng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám