Nghệ nhân Trần Nam Tước – người tôn tạo giá trị văn hóa gốm sứ dân tộc

“Nghệ sỹ là người làm sáng tạo bằng cái đầu. Tôi không làm vì cái đẹp, tôi không làm vì đúng-sai. Bởi cái đẹp thuộc về các bạn, đúng-sai thuộc về các nhà nghiên cứu, còn cái tôi làm để bạn nhìn thấy là văn hóa của dân tộc tôi. Đó là điều tôi luôn hướng tới” – Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước chia sẻ với báo Vietnamplus.

Chân dung nghệ nhân Trần Nam Tước

HIỆN ĐANG CÓ TRIỄN LÃM GỐM TRẦN TƯỚC TỪ 10/8/2023 đến 20/8/2023

Sự kiện diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 10/8/2023 đến 20/8/2023 đánh dấu 32 năm Trần Nam Tước theo đuổi nghề gốm và đề tài linh thú thời nay 

Xem thêm bộ sựu tập LINH THÚ THỜI NAY của nghệ nhân ưu tú Trần Tước 

https://vnexpress.net/trien-lam-gom-ve-linh-thu-cua-tran-nam-tuoc-4641637.html

http://laodongxahoi.net/trien-lam-linh-thu-thoi-nay-cua-nghe-nhan-uu-tu-tran-nam-tuoc-ton-vinh-nghe-thuat-dieu-khac-gom-truyen-thong-cua-nguoi-viet-1328160.html

https://vov2.vov.vn/van-hoa-giai-tri/trien-lam-gom-nghe-thuat-linh-thu-thoi-nay-44027.vov2

https://baodantoc.vn/trien-lam-gom-nghe-thuat-linh-thu-thoi-nay-1691710654845.htm

http://baovanhoa.vn/nghe-thuat/artmid/2415/articleid/67744/trien-lam-gom-nghe-thuat-%E2%80%9Clinh-thu-thoi-nay%E2%80%9D

1. Người thợ gốm không sinh ra từ làng Gốm

Nghệ nhân Trần Nam Tước tên thật là Trần Xuân Triều, sinh năm 1974, tại vùng quê lúa Kiến Xương (Thái Bình). Sinh ra và lớn lên ở Thái Bình, nhưng gia đình lại không thuần nông, mà các cụ nhà ông đã đi buôn từ thời Pháp thuộc.

Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước

Ông được xem là “đứa con lạc loài” của làng gốm Bát Tràng khi là người duy nhất được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu Tú Bát Tràng nhưng không sinh ra ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng.

Điều đó không làm ông buồn và cảm thấy thiệt thòi mà ông còn xem đó là một niềm hãnh diện và tự hào mãnh liệt để ông sáng tạo và cháy hết mình với gốm sứ.

Nam Tước khắc nghê
Niềm đam mê của ông với gốm sứ là rất mãnh liệt

2. Cuộc đời gắn liền với 2 chữ “Xê dịch”

Hồi mới vào lớp 10 thì ông bỏ dở việc học, quyết định đi… lang thang. Những năm sau đó, cả 64 tỉnh, thành phố trên khắp đất nước đều in dấu chân ông. Mỗi nơi đến, ông chỉ làm việc đến lúc đủ tiền để đi tỉnh khác thôi, và bất kỳ một nghề nào gặp được ông đều học.

Từng “phiêu bạt giang hồ” từ năm 15 tuổi với nhiều nghề như điêu khắc gỗ, phục chế, tôn tạo trùng tu di tích, thậm chí có thời điểm khó khăn ông còn phải đi thu mua phế liệu, làm mộc, lái xe rồi làm cả dịch vụ đám cưới…

Sài Gòn là nơi ông dừng chân lâu nhất trước khi trở ra Bắc, 7 năm và công việc chủ yếu liên quan tới phát triển mỹ thuật trong thị trường đồ chơi, nhưng thời điểm đó mặt hàng này người dân rất ít dùng vì đời sống còn khó khăn.

Ra Bắc, ông về lại quê hương Thái Bình, học và làm gốm khoảng 1-2 năm. Tới năm 1996 ông đến Bát Tràng, không phải để đi tìm nghề mà lúc đó ông đang lái xe cho một trung tâm dưỡng sinh.

Nhưng rồi khi gặp được gốm Bát Tràng Trần Nam Tước nhận ra gốm chính là lẽ sống, là hơi thở và sự sáng tạo không ngừng mà ông hằng theo đuổi.

XEM THÊM: Nghệ nhân Ưu tú Tô Thanh Sơn – thu cả vũ trụ vào một cái chén nhỏ.

3. Hướng tới tôn tạo giá trị văn hóa đích thực cho gốm Việt

Sự từng trải và cách sống tới tận cùng đam mê đã nhào nặn nên một Trần Nam Tước như bây giờ, vẫn chỉ khiêm cung tự nhận mình là “thợ mới” trong nghề gốm và trước một làng nghề giàu truyền thống mấy trăm năm lịch sử như Bát Tràng, thế nhưng cũng đầy kiêu hãnh và sỹ diện với nghề.

Nghệ nhân Xuân Triều nhận giải nghệ nhân ưu tú
Người nghệ nhân duy nhất tại Bát Tràng không phải xuất thân từ con nhà nói

Ở Trần Nam Tước, ông có một điều rất đặc biệt, một tư duy văn minh và thức thời của người vừa có tố chất sáng tạo đầy chất nghệ vừa luôn nghĩ lớn và làm lớn trên nền tảng sự am hiểu sâu sắc văn hóa truyền thống. Mà, tất cả đều do anh tự mày mò nghiên cứu, không qua bất cứ trường lớp đào tạo nào. Trần Nam Tước lại còn khó tính và kỹ lưỡng trong mọi cuộc chơi.

Tác phẩm dự triển lãm của Nghệ Nhân ưu tú Trần Tước
Tác phẩm dự triển lãm của Nghệ Nhân ưu tú Trần Tước

Thời mới về Bát Tràng, Nam Tước chỉ là một thợ giúp việc trong các nhà lò. Trong quá trình làm ở đây, ông nhận thấy men Bát Tràng rất đẹp, tiếc là ít ai đặt được đúng vị trí để màu men đó trở nên đẹp nhất. Rồi màu men đẹp nhưng phải đi kèm với kỹ năng pha chế.

Bạn có thể vẽ giỏi, nặn đẹp nhưng nếu chưa hiểu về men thì chưa biết gì về Bát Tràng. Đó cũng là lý do mà tư duy làm gốm của ông sau này không giống ai.

Ông đã nhìn thấy những dòng men tưởng như rất đơn giản mà lại vô cùng xuất sắc. Ông sử dụng chất liệu sản xuất đầu vào ở mức thấp nhất, không cầu kỳ, với nghĩa là dòng men đơn giản và đất cũng rẻ tiền nhất. Nhưng quan điểm làm gốm của ông là “đơn giản đầu vào, thận trọng đầu ra, tránh xa sao chép”

Nam Tước đưa văn hóa vào gốm sứ
Mỗi sản phẩm đều đi đôi với sự sáng tạo

Nguyên tắc gốm Trần Tước đặc biệt nói không với sao chép. Tất cả sản phẩm đều làm mới dựa trên việc lấy cảm hứng từ các điển tích. Ông có thói quen tham khảo mẫu trước khi làm nhưng không bao giờ để mẫu trước mặt trong khi làm. Có như thế sự sáng tạo của ông mới “nhảy múa” được với những tác phẩm sau.

Ông Nam Tước cho rằng thực ra gốm là một bộ môn nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì cứ đi thôi, chứ cũng không biết đích đến ở đâu. Nhưng cách mà ông nghĩ và cách ông làm theo quan điểm gốm sứ văn hóa là sự tiếp biến. Ông lấy giá trị truyền thống trên những điển tích rồi gửi nó vào các sản phẩm gốm sứ mình làm ra.

Bộ cửa Trung Hiếu Môn nghệ nhân Trần Tước
Bộ cửa Trung Hiếu môn – tác giả Trần Nam Tước được trao giải Nhất hạng mục Sản phẩm trang trí.

Phong cách làm việc của ông bám sát phương châm là bảo tồn và phát triển, tiếp biến những giá trị văn hóa của nhiều đời. Hướng tới tôn tạo giá trị văn hóa đích thực cho gốm Việt.

Mặc dù là người đi sau kế thừa học hỏi tinh hoa, song ông đều sáng tác ra những sản phẩm để lại dấu ấn cá nhân, tái hiện lại sự tinh hoa làng nghề. Chính vì vậy, mỗi tác phẩm của ông đều được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao.

Nếu như mỗi tác phẩm gốm cần thời gian và lửa đủ độ để biến đất thành “vàng” thì nghệ nhân cũng cần trải qua quá trình “thử lửa” để thành tài. Nghệ nhân Trần Xuân Triều (hay Trần Nam Tước) là một minh chứng sống cho sự tài hoa và khéo léo khi đã đem viết lại lịch sử trên đất gốm. (Báo Công Thương nói về nghệ nhân Trần Nam Tước)

Các sản phẩm của nghệ nhân Nam Tước
Một số sản phẩm của ông được trưng bài tại nhà riêng

XEM THÊM: Nghệ nhân Ưu tú Phạm Đạt – “Trứng rồng lại nở ra rồng”

4. Một số thành tựu và sản phẩm của nghệ nhân Trần Nam Tước.

  • Sản phẩm “Đầu Rồng” thời Lý do Nam Tước chế tác được đích thân Thủ tướng tặng Tổng thống Mỹ…
Tác phẩm đầu Rồng
Sản phẩm “Đầu Rồng” của Trần Nam Tước được thủ tướng gửi tặng Tổng Thống Obama
  • Năm 2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng chứng nhận các tác phẩm gốm linh vật của Nam Tước là sản phẩm tiêu biểu của người Việt.
  • Sản phẩm “bộ Lân NghꔓNgười con của rồng 1”  đạt giải Sản phẩm tiêu biểu vòng chung khảo Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam lần thứ VII Cúp Thăng Long 1000 năm;
  • Sản phẩm Bình hoa lá rụng về cội đạt giải vòng chung khảo Hội thi Sản phẩm thủ công Việt Nam lần thứ VIII-2011…
  • Ông từng tham gia trùng tu công trình gốm Cổng Nghi Môn trong cung điện Vua Lê ở Lam Kinh, Thanh Hóa; phục chế một số di tích ở Huế; trùng tu, tôn tạo Khu thủy tổ quan họ Làng Diềm, Bắc Ninh…
  • Hơn 200 linh vật trang trí trong khách sạn InterContinental Đà Nẵng Sun Peninsula Resort…
  • Bộ cửa “Trung Hiếu môn” của ông đoạt giải Nhất hạng mục Sản phẩm trang trí tại Triển lãm mỹ thuật nhận được nhiều đơn đặt hàng trước và sau khi tham gia triển lãm
  • Ông đã góp phần cùng với Trung tâm Khuyến công Hà Nội mở được bốn khóa đào tạo nghề với số học viên tham dự lên đến hơn 200 người.
  • Ngoài ra, ông còn tham gia phục chế hàng chục sản phẩm tiêu biểu như: Tác phẩm “Sơn Nam Thủy tổ” cung tiến tại Đền Hùng, Phú Thọ; “Linh nghê” cúng tiến tại Đền Đô; “Kỳ lân” cung tiến ra đảo Trường Sa…

Nghệ nhân ưu tú Trần Tước có tư duy văn minh và thức thời của người vừa có tố chất sáng tạo đầy chất nghệ vừa luôn nghĩ lớn và làm lớn trên nền tảng sự am hiểu sâu sắc văn hóa truyền thống…(theo Báo Vietnamplus)