Nghệ nhân Ưu tú Phạm Đạt – “Trứng rồng lại nở ra rồng”

“Trứng rồng lại nở ra rồng”, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Đạt đã, đang và sẽ tiếp nối truyền thống gia đình, cho ra đời những bộ đồ thờ và các sản phẩm tâm linh, thủ công mỹ nghệ trên nền chất liệu gốm sứ đẹp nhất, tinh túy nhất.

Nghệ nhân Phạm Đạt (1)
Nghệ nhân ưu tú Phạm Đạt là ai?

1.Đôi nét về nghệ nhân Phạm Đạt là ai ? 

Nghệ nhân Phạm Đạt sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu gốm và gắn liền với nghề gốm thủ công của Bát Tràng, thân là cháu nội của cụ Cửu Huỳnh – cái tên một thời vang danh và là niềm tự hào của làng gốm Bát Tràng – từ nhỏ Phạm Đạt đã được tôi luyện trong mình lòng say mê với gốm sứ.

Năm 14 tuổi, anh đã có những tác phẩm của riêng mình và được đánh giá rất là rất có triển vọng trong lĩnh vực gốm sứ.

Chân-dung-nghe-nhan-Pham-Dat
Chân dung Nghệ nhân Phạm Đạt

Lựa chọn gắng bó với quê hương ngay cả khi tưởng chừng làng gốm với bề dày 800 năm lịch sử này sẽ gục ngã. Vực dậy tinh thần, bước qua biến cố, không bao giờ từ bỏ quê hương, nổ lực và ước mong tìm cho mình một lối đi, một công thức đặc biệt và một dòng gốm của riêng mình.

Cuối cùng anh cũng thành công với dòng men rạn đặc trưng của mình cùng với sự kết hợp hoàn hảo của kỹ thuật đắp nổi lên gốm và cho ra đời dòng sản phẩm gốm sứ Phạm Đạt men rạn đắp nổi nổi tiếng hiện nay.

Sao bao nỗ lực và sáng tạo bằng tài hoa của mình, gốm sứ của nghệ nhân Phạm Đạt đã mang một nét đặc thù riêng, không lẫn vào đâu, vừa sắc sảo, tinh tế nhưng đảm bảo đủ yếu tố phong thủy tâm linh trong thờ cúng, trưng bày… Từ đó, cái tên Nghệ nhân Phạm Đạt Bát Tràng càng được biết đến rộng rãi hơn

nghe-nhan-uu-tu-pham-dat
Sự cố gắng đã được trả công sức đáng với chức danh nghệ nhân ưu tú

2. Đặc trưng gốm sứ men rạn Phạm Đạt

Men rạn là loại men được tạo nên do lợi dụng giữa nhiệt độ và sự giãn nở của xương gốm, tạo nên các vết rạn to nhỏ nhìn như các hoa văn chìm trên nền gốm rất ấn tượng.

Nguyên liệu để làm ra loại men ran này được lấy từ loại đất sét tuyển chọn kỹ lưỡng từ vùng đất linh thiêng – Đất tổ Hùng Vương, đất sét trắng lấy ở Đông Triều – nơi có núi thiêng Yên Tử hòa quyện với nước phù sa sông Hồng phủ lên mình lớp men bí truyền của ông cha từ ngàn năm truyền lại.

Men rạn được tìm thấy ở Bát Tràng từ rất lâu về trước song chỉ có dòng men rạn nhà Phạm Đạt mới thực sự là đỉnh cao của gốm sứ men rạn. Mặc dù nghệ nhân Phạm Đạt tạo ra loại men rạn này dựa trên sự khôi phục lại từ phương pháp của ông cha ta ngày xưa để lại, song Phạm Đạt đã có những sáng tạo mới.

san-pham-cua-nghe-nhan-tran-dat (8)
Dòng men rạn do chính nghệ nhân Phạm Đạt phát triển

Ông đã nghiên cứu và kết hợp của nhiều kiến thức sách vở tư liệu và tạo nên nét đặc sắc: mỗi món đồ được anh tạo khuôn mẫu riêng, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm để kết hợp đắp nổi với khắc chìm một cách tinh tế nhất.  Có thể nói, tác phẩm của Phạm Đạt tạo được độ nhìn bóng mượt nhưng k mất đi sự đặc trưng của men rạn chính là kỹ thuật phủ một lớp men tráng bên trên nung bằng kỹ thuật gia truyền ở nhiệt độ cao.

Dòng men rạn gốm sứ Phạm Đạt còn đặc sắc ở kỹ thuật nung, canh nhiệt độ, canh thời gian chuẩn xác để tạo nên các vết rạn to nhỏ đều nhau, đó là một sự tính toán chi tiết.

Sản phẩm là hàng thủ công nên cần sự tỉ mỉ mới tạo ra giá trị và sự độc đáo. Cầu kỳ, cẩn thận từ khâu chọn và xử lý nguyên liệu đến tạo mẫu, đắp hoa văn nên sản phẩm của cơ sở Phạm Đạt luôn nổi bật với những đường nét sắc sảo. Những nét hoa văn nổi bật, sắc sảo, màu sắc hài hòa, hình dáng mỹ thuật, đẹp cả về chất đất và màu men. Các đường rạn đều, vừa có độ trong, độ sâu mà lại có cả độ bóng.

XEM THÊM: Phạm Thế Anh – nghệ nhân gắn liền với những bộ “Hồng Sa”

nghệ nhân Phạm Đạt đang chế tác sản phẩm
Sản phẩm được chế tác tỉ mỉ bởi chính tay nghệ nhân Phạm Đạt

Với dòng gốm tâm linh, tức là những bộ thờ cúng, nghệ nhân Phạm Đạt đã đáp ứng được nhu cầu của những người yêu văn hóa truyền thống: cầu kỳ, khắt khe nhưng rất đỗi trân trọng. Bởi sưu tập gốm cổ tâm linh và lựa chọn cho gia đình những bộ đồ thờ cúng, đặt ở những nơi trang trọng nhất từ ngàn xưa đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống văn hóa Việt.

Đối với nghệ nhân Phạm Đạt nói riêng và những người yêu gốm sứ nói chung, các tác phẩm của anh không chỉ là những vật phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người mà nó chưa đựng sự nỗ lực, tâm huyết tình cảm, sự nâng niu, chau truốt và vuốt ve chúng trong từng công đoạn, tạo nên giá trị tốt nhất. Đó chính là tấm lòng yêu quê hương, gìn giữ và phát huy những cái tốt, cái đẹp của làng nghề.

3. Bản thành tích đáng ngưỡng mộ trong giới nghệ nhân gốm

  • Phạm Đạt trở thành một trong những cái tên trẻ nhất, sáng giá nhất được Bộ Công thương vinh danh và trở thành nghệ nhân ưu tú trẻ tuổi nhất Bát Tràng. Tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, tối ngày 15/12/2020, nghệ nhân ưu tú Phạm Đạt đã chính thức nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
  • Năm 2013: UBND thành phố Huế chứng nhận nghệ nhân Phạm Đạt đã tham gia tích cực và góp phần quan trọng cho thành công của Festival nghề truyền thống Huế 2013 (tháng 5/2013).
  • Năm 2014: Ban tổ chức chương trình thương hiệu truyền thống, gia truyền làng nghề Việt tặng cúp bàn tay vàng.
  • Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế chứng nhận đã tích cực tham gia Festival Huế 2014, 2015, 2017.
  • Năm 2017: Bộ trưởng Bộ Công Thương tặng Bằng khen.
  • Bát hương gốm men rạn cổ truyền; đĩa gốm chạm đồng; Thạp gốm Tứ linh được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội năm 2013 (xác nhận của UBND TP. Hà Nội cho Cơ sở Gốm sứ Phạm Văn Đạt);
  • Bộ sản phẩm đồ thờ bằng gốm là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc-năm 2014;
  • Bộ sản phẩm đồ thờ men rạn giả cổ đắp nổi là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.
  • Tác phẩm: Chóe, đèn, và thạp gốm mem rạn hoa văn đắp nổi trưng bày tại Triển lãm gốm sứ “Kế thừa và phát triển” tại Bảo tàng Hà Nộ
  • Thi công, trùng tu tôn tạo nhiều hạng mục và có nhiều tác phẩm: Bộ đỉnh hạc, Bát hương, lọ Lộc bình trưng bầy tại chùa Kim Trúc Tự
  • Đôi lộc bình cao 1,6m và Lư hương có đường kính 50cm bằng gốm men rạn cổ truyền hoa văn đắp nổi tại di tích Chùa Một mái
  • Có nhiều sản phẩm gốm men rạn cổ truyền hoa văn đắp nổi trưng bày tại chùa Bồ đề.
  • Bát hương, Lọ lộc bình, chóe đặt tại Đền Trần huyện Hưng Hà Thái Bình;
  • Xác nhận của Chùa Một mái (Di tích lịc sử Quốc gia) thuộc huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội xác nhận sản phẩm của ông là Đôi Lộc bình cao 1,6m và Lư hương được đặt tại Chùa.

XEM THÊM: Nghệ nhân Trần Độ – từ người con ưu tú đến bậc thầy gốm Việt

4. Một số tác phẩm gốm sứ của nghệ nhân Ưu tú Phạm Đạt.

logo-san-pham-pham-dat
Logo thương hiệu trên sản phẩm của nghệ nhân Phạm Đạt

san-pham-cua-nghe-nhan-tran-dat (6)

san-pham-cua-nghe-nhan-tran-dat (2)

san-pham-cua-nghe-nhan-tran-dat (1)

san-pham-cua-nghe-nhan-tran-dat (7)

san-pham-cua-nghe-nhan-tran-dat (5)

san-pham-cua-nghe-nhan-tran-dat (3)

san-pham-cua-nghe-nhan-tran-dat (4)