Quy trình sản xuất gốm sứ thủ công Bát Tràng xưa và nay

Quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng, người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung tâm phẩm. Công việc ấy từ đời này sang đời khác cứ lặp đi lặp lại không chỉ ở một gia đình, một dòng họ, một làng quê mà ở khắp mọi nơi có nghề làm gốm.

quy-trinh-san-xuat-gom-su-thu-cong
Quy trình sản xuất gốm sứ thủ công tại làng gốm Bát Tràng

Tuy thế ở mỗi một làng gốm, vùng gốm, quy trình lao động kỹ thuật này đã nằm được đúc kết tại thành những phong cách truyền thống riêng và những phong cách truyền thống riêng ấy thường được thể hiện đầy đủ trọn vẹn ở mỗi công đoạn làm việc cụ thể.

Quá trình tạo cốt gốm, phôi gốm

Chọn đất

Ở làng Bát Tràng, sở dĩ dân làng Bồ Bát (Ninh Bình) chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. Từ Bát Tràng họ ngược dòng sông Hồng lên vùng Sơn Tây, Phúc Yên, rẽ qua sông Đuống, xuôi dòng Kinh Thầy đến Đông Triều,khai thác nguồn đất sét trắng ở Hồ Lao, Trúc Thôn.

Xưởng sản xuất gốm sứ Bát Tràng, đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 16500C. Thành phần hoá học của đất sét Thác Thôn (theo kết quả phân tích của viện Silicat Tổng Cực Hóa chất). Như thế tuy là loại đất tốt được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thôn cũng có một số hạn chế như chứa hàm lượng Fe2O3  khá cao, độ ngót khi sấy khô lớn và bản thâu sẽ không được trắng sáng.

bao-tang-gom-2
Mô tả quá trình làm gốm thủ công bát tràng ngày xưa

Quá trình xử lý, pha chế đất tạo phôi gốm

Bất cứ cơ sở làm gốm nào dù là sơ khai nhất cũng đều phải tiến hành xử lý đặt một cách cẩn thận. Khảo cổ học cho hay rằng ngay từ thời kỳ đồ đá mới, lúc con người phát minh ra đồ gốm thì họ đã biết xử lý đất và kỹ thuật xử lý đất càng về sau cùng phát triển, hoàn thiện.

Bởi vì ở trong đất, dù là đất tốt nhất cũng vẫn chứa nhiều tạp chất. Hơn thế nữa, tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà ở cùng một lò gốm, tại một địa điểm, cùng do một người sả xuất cnô thể có những cách pha chi đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Vì thế khâu xử lý đất, pha chế đất phụ thuộc yêu cầu của loại hình sản phẩm.

Ở Bát Tràng, phương pháp xử lý chất truyền thống là xử lý thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa.

Thường mỗi cơ sở làm gốm ở Bát Tràng đều có xây hệ thống bể chứa gồm 4 bể ở độ cao thấp khác nhau:

Bể đánh

Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là bể đánh dùng để cho đất sét thô và nước vào ngâm khoảng 3 – 4 tháng. Đất tốt dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã.

Thời gian ngâm đất càng lâu càng tốt vì quá trình phân huỷ của đất cũng diễn ra từ từ (mà như dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã chín – văn theo cách gọi dân gian, người ta đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một thứ dịch lỏng.

Bể lắng

Người ta tháo chất dịch lỏng này xuống bể thứ hai ở thấp hơn gọi là bể lắng hay bể lọc. Tại đây, đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên và người ta tiến hành loại bỏ chúng.

Bể phơi

Nước ở bể lắng trong dần trở lại. Ngày nay nhiều gia đình tiết kiệm nước đã dùng bơm đưa nước trong bể lắng quay trở lại bế đánh để chuẩn bị ngâm cối đất mới. Sau đó người ta mức chất bồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là bể phơi.

Bể ủ

Người Bát Tràng thường phải đất ở bể phơi khoảng 3 – 4 ngày, sau đó chuyển đất sang bé thứ tư là bể ủ. Tại bể ủ, ôxyt sắt (Fe2O3) và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất).

Thời gian ủ không hạn chế, giữ đất trong bố ủ càng lâu thì các tạp chất trong đất càng bị khử triệt để hơn. Công thức lý tưởng của khoáng chất làm gốm là Al2O3, 2SiO2, 2H2O. Tuy nhiên trong thực tế không bao giờ người thợ gốm tạo ra được loại đất như thế này dù cho họ có thể kéo thật dài thời gian ủ đất.

Nhìn chung khâu xử lý đất của người thợ gốm nước nói chung và thợ gốm Bát Tràng nói riêng thường không qua nhiều công đoạn phức tạp. Tuy thế trong quá trình xử lý, tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm cao lạnh ở mức độ nhiều ít khác nhau. Những loại đất sét gầy nhiều cát, độ hút nước không cao mà đất lại dễ bờ thì người thợ gốm phải tìm cách bỏ bớt cát đi.

Những loại đất sét mỡ ít cát, hút nước nhiều, quá dính thì phải pha thêm cát và một số chất không dẻo để chống rạn nứt trong khi phơi hay nung gốm.

Theo dân làng Bát Tràng kể lại thể loại đất sét trắng ở phường Bạch Thổ ngày xua, huy đất màu vàng xám khai thác ở vùng Dâu Canh thường được dân làng xử lý rất đơn giản, thậm chí có khi không cần phải pha chế nghiền lọc.

Họ chỉ cần loại bớt tạp chất, ngăm đất cho chín sau đó dùng cuốc đảo đi đảo lại cho nhuyễn đất rồi vua lên thành đống và dẫm cho nát và dùng nề (cái kéo cắt đất làm bằng dây thép mỏng) thái mỏng đất ở xung quanh và dần dần vào đến tận lõi quả đất. Trong khi thái đất nếu gặp sỏi, rác, tạp chất thì loại ra. Đất thái nhỏ lại được vun lên thành đống, xéo đi xéo lại cho thật nhuyễn và có thể thái thêm một vài lần nữa để nhặt kỹ tạp chất trước khi đem vào sử dụng

Quá trình tạo dáng sản phẩm

Tạo dáng bằng tay trên bàn xoay

Tạo dáng là quá trình tạo ra hình dáng của sản phẩm gốm. Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay.

Trong khi tạo dáng người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối nuốt tay, be chạch trên bàn xoay. Ở Bát Tràng trước đây công việc vuốt tay trên bàn xoay định hình sản phẩm vẫn do người phụ nữ đảm nhiệm. Họ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm.

Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném (bắt nẩy) cho thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lại nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới định cữ đất và ra hương chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dàn để định hình sản phẩm. Sản phẩm xén lợibắt lợi xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào bửng.

Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam, không chỉ riêng Bát Tràng mà là ở khắp mọi nơi, nhưng lại rất xa lạ với người thợ gốm phương Tây. Tuy thế, kỹ thuật vuốt tay đã mất dần và hiện nay không còn mấy người thợ gốm Bát Tràng còn có thể làm được công việc này nữa.

Be chạch cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm. Ống chất trước khi ra hương được lần lượt tách ra từng phần tuong ứng với mỗi sản phẩm vuốt nặn. Người thợ gốm vừa be vừa kéo vừa định hình sản phẩm. Nhờ be chạch người thợ đã giảm bớt động tác đặt đất vào bàn xoay.

Lối be chạch vuốt tay trên bàn xoay được áp dụng cho việc tạo các hiện vật kích thước lớn có dáng tròn căn đối. Tuy vậy trong thực tế người thợ gốm còn phải tạo vật phẩm đa hình, đa dạng nên họ không thể không dùng phương pháp đắp nặn.

Người thợ đắp nặn gốm là người thợ có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đáp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến hành chấp ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản xuất gốm công nghiệp hay mỹ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đáp nặn một sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt.

Đổ khuôn

Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in (có thể là khuôn thạch cao huy khuôn gỗ) được tiến hành như sau: Người ta đặt khuôn giữ bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vết đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cần tới mức cần thiết để tạo sản phẩm.

Ngày nay người làng gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kỹ thuật đúc hiện vật. Muốn có hiện vật gốm theo kỹ thuật đúc, trước hết ta phải chế tạo khuôn bằng thạch cao. Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Loại đơn giản là khuôn hai mang, loại phức tạp thì thường có nhiều mang tuỳ theo hình dáng của sản phẩm định tạo.

Về qui trình tạo khuôn, trước hết người ta phải tạo cốt. Cốt giống hệt sản phẩm định tạo nhưng có kích thước lớn hơn sản phẩm định tạo từ khoảng 15 đến 17% tuỳ theo độ co của loại đất. Sau khi có cốt, người ta tiến hành tạo khuôn đầu và nhiều khuôn thạch cao tương tự nhau.

Khi đã có khuôn thạch cao người thợ gồm chỉ cần rót hồ vào trong khuôn là có thể tạo ra sản phẩm mộc. Tất nhiên trước khi rót hồ vào khuôn người ta phải kiểm tra lại khuôn xem độ khô đã bảo đảm chưa, loại hồ có pha xút (NaOH) định sử dụng nồng độ thể nào (bình thường nồng độ nước trong hồ không quá 26%) và họ phải quét chất chống dính vào mặt trong của khuôn trước khi rót hồ vào đây khuôn.

Đợi cho đến khi họ đọng thành lớp mặt trong khuôn thì người ta đổ phần hồ thừa ra. Thời gian tháo khuôn tuỳ thuộc vào loại sản phẩm định tạo lớn hay nhỏ, dày hay mỏng. Có loại sản phẩm phải sau hai giờ mới có thể tháo khuôn nhưng cũng có loại chỉ phải chờ trong khoảng thời gian không quá 10 phút. Cách tạo dáng này trong cùng một lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm giống nhau, rất nhanh và giản tiện.

Phơi sấy khó và sửa hàng mộc

Sau khi tạo dáng sản phẩm dù là đổ khuôn, vuốt nặn hay in thì sản phẩm vẫn còn rất ướt và dễ bị biến dạng. Người ta phải tiến hành phơi sản phẩm sao cho khô đều, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sắn phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá. Người ta đặt hiện vật mới tạo dáng vào một cái giá gỗ để nơi thoáng mát (thường là ở trong nhà có mái che mưa nắng).

Cách phơi này bảo đảm an toàn nhưng lại không kinh tế. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp xây hiện vật trong lò. Về nguyên tác kỹ thuật sấy đòi hỏi tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần. Tuy không khử toàn bộ nước trong hiện vật nhưng quá trình sấy vẫn tạo cho hiện vật một độ cứng nhất định để khi đem vào nung, gốm không bị biến hình

Sản phẩm khi đã định hình được phơi hong cho cương tay xong dem ủ vóc và sửa lại cho hoàn chỉnh. Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mã trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa xoay bàn xoay vừa đầy nhẹ vào chân vóc cho cân. Sau đó dùng đùi vỗ nhẹ vào chân vóc cho đất ở chân vóc chặt lại và sản phẩm tròn trở lại (gọi lửa).

Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chấp các bộ phận của sản phẩm (như vòi ấm, quai tách…). khoan lỗ trên các sản phẩm, tia lại đường nét hoa văn và chuối nước cho mịn một sản phẩm. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là làm hàng bộ, phải dùng bàn xoay thì gọi là làm hàng bàn.

Tuỳ theo từng loại sản phẩm mà người thợ gốm có thể còn phải đắp nổi hay  khắc chìm trên mặt hiện vật. Theo yêu cầu trang trí, người ta đắp vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình ( giống như đắp phù điêu). Cũng có sản phẩm người ta phải khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt sản phẩm

Quá trình trang trí hoa văn trên gốm sứ và tráng men

Trang trí hoa văn

Thực ra công việc trang trí đồ gốm phải bao gồm cả việc đắp nổi, khắc chìm hoa văn, nhưng chúng tôi đã nói tới những công việc này khi trình bày về phần trang trí trong quá trình tạo dáng ở trên. Do đó trang trí ở đây chỉ khoanh lạiở công việc vẽ màu và bởi quét men.

Hình thức trang trí hoa lam, người thợ gốm Bát Tràng xưa dùng lối về thủ công. Ở đây người thơ dùng bút lông vẽ mẫu lên sản phẩm Vẽ bằng bút lông đòi hỏi người thợ vẽ có tay nghề cao, tuy là cũng một mô típ trang trí nhưng qua tay người thợ vẽ, mỗi đồ gốm trở thành một tác phẩm hội họa riêng.

Nếu tác phẩm vẽ thành công thì nó tôn lên rất nhiều giá trị của đồ gốm. Ngoài ra người thợ gốm Bát Tràng còn có các hình thức trang trí khác như đánh  chỉ (định vòng tròn quanh miệng, thân hoặc chân sản phẩm bằng màu hoặc men màu) hay bởi men chảy (một loại men trang trí) lên trên miệng sản phẩm để khi nung men chảy toi xuống tạo nên những đường nét màu sắc tự nhiên, hài hoà.

Những năm gần đây ở Bát Tràng nhiều gia đình lại sử dụng phổ biến kỹ thuật hấp hoa lên trên mặt đồ gốm tráng men đã nung chín. Họ mua những hoa văn trang trí nhiều màu đã in sẵn trên một loại giấy đặc biệt vốn được nhập vào từ nước ngoài rồi dán lên sản phẩm và hấp trong lò tuy-nen.

Chế tạo men gốm Bát Tràng xưa thế nào

Đây thực sự là một bí quyết của nghề gốm. Để tạo được men đòi hỏi người thợ gốm phải chế biến tốt và pha chế các nguyên liệu theo đúng tiêu chuẩn.

Men là lớp áo ngoài của gốm ở trạng thái thuỷ tinh hoá. Nó đóng vai trò bảo vệ, tăng thêm độ bền vững và độ cứng cho chế phẩm và là hình thức trang trí hoa văn cho sản phẩm. Nhìn vào lớp men bọc ngoài người ta có thể đánh giá được trình độ kỹ thuật của người làm gốm.

Trong khoảng thời gian từ TK XIV- XIX người thợ gốm Bát Tràng sử dụng có đến 5 loại men khác nhau trong đó men tre là loại men được sử dụng phổ hiến hơn cả.

Men tro Bát Trùng được chế ra từ ba thành phần chính là đất sét trắng, vòi sống để tơ và tro trấu của làng Lường (Nam Hà).

Công thức pha chế men tro theo như kinh nghiệm dân gian thì cứ 2,5 bát đất sét trắng trộn với 4,7 bát vôi bột tán và 12 bút tro.

Ngoài loại men tro, người thợ đá Bát Tràng còn chế ra loại men màu sô cô la. Thành phần loại men này bao gồm men tro cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp oxyt sắt và ôxyt mănggan lấy ở Phù Lãng, Hà Bắc). Từ TK XV người thợ gốm Bát Tràng đã từng chế tạo ra loại men lam nổi tiếng.

Loại men này được chế từ đá đỏ ( ôxýt cô ban) đá thối (ô xýt măn gan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. Men lam phát mầu ở nhiệt độ 1250℃. Cho đến đầu TK XVII người Bát Tràng dùng vôi sống, tro trấu và cao lanh chùa Hội (Bích Nhỏi, Hải Hưng) có màu hồng nhạt điều chế thành một loại men mới là men rạn.

Tham khảo thêm : Men gốm là gì ?

Trên đại thể người ta phải chế men theo hai cách là khô và ướt nhưng người thợ gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách thứ hai. Họ cho nguyên liệu đã nghiền lọc kỹ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các dị lơ lửng ở giữa.

Các mẫu Men gốm thông dụng
Các màu men gốm phổ thông ngày nay được làm dễ dàng hơn nhiều

Dị chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đô vật. Trong quá trình chế tạo men người thợ gốm Bát Tràng nhận thấy để cho men dể chấy họ phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với bột đất. Vì thế mà dân gian đã đúc kết kinh nghiệm chế men là “thời tro to dàn”

Quy trình tráng men gốm

Khi sản phẩm mộc đã hoán chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ không cao rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh.

Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu, trước khi tráng men người thợ gồm còn phải lăng sản phẩm bằng một lớp đất sét trắng gọi là lớp lót.

Men trước khi đem sử dụng cần được kiểm tra lại thật kỹ chất lượng và chủng loại, phải tính được một cách chuẩn xác tính năng của loại men định sử dụng có thích hợp với loại xương gốm, kích thước, hiện trạng của hiện vật và nồng độ men có phải hợp với thời tiết, khí hậu lúc định tráng tren hay không

. Đây vừa là kỹ thuật vừa là nghệ thuật. Đối với loại sản phẩm lớn người ta có thể dùng phung pháp dội men hay phun men, còn những sản phẩm nhỏ người ta thường dùng phương pháp nhúng men.qua-trinh-trang-men

Thời gian những men chỉ trong khoảng từ 3 đến 5 giây. Người Bát Tràng còn cho biết các hình thức phủ men thông dụng như các men (láng men trong lòng sản phẩm), kìm men (láng men bên ngoài sản phẩm) và quay men (láng men ở bên trong và bên ngoài sản phẩm trong cùng một thời điểm ).

Quá trình sửa hàng men trước khi nung

Sau khi sản phẩm đã khô men, người thợ gốm phải tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nụng. Công việc này gọi là sửa hàng men. Trước hết họ xem kỹ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men hay không. Nếu thấy sản phẩm có chỗ khuyết men thì phải bôi quệt men vào các vị trí ấy.

Sau đó họ tiến hành cắt dò  tức là cạo men ở chân sản phẩm, vén men ở hai bên mép chân. Họ đưa sản phẩm lên bàn xoay rồi dùng một thanh giang bé góc thước thợ tạo thành lưỡi ve rộng khoảng 1 cm để cà vào lòng sản phẩm cạo những chỗ men thừa trong lòng sản phẩm.

Cuối cùng người ta xếp thành đống (thường là đống hết, mỗi đống khoảng từ 15 – 20 bát) để khi nung bát chín mà không bị dính vào nhau, gọi là lửu. Muốn giữ men trong lòng sản phẩm người ta thay thế động tác ve lòng bằng việc đặt các vật kê ( gọi là dồn đống  hay toàng mẫu)

Quá trình nung gốm Bát Tràng bằng lò cổ

Lò nung gốm 

Trước đây người thợ gốm Bát Tràng chuyên sử dụng các loại là như là ếch ( hay lò cóc), lò đàn và lò gốm.

Lò ếch

Là ếch là kiểu là gốm cổ nhất được sử dụng một cách phổ biến ở khắp mọi nơi trong đó có Bát Tràng những thế kỷ trước. Lò ếch ở Bát Tràng từ lâu đã mất hết dấu tích nhưng qua các nguồn tư liệu gián tiếp vẫn có thể hình dung được lò có hình dáng giống như một con ếch nằm dài khoảng 7 mét, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 3 -4 mét, cửa lò rộng khoảng 1,2 mét, cao 1 mét, đáy lò phẳng nằm ngang, vòm lò cao khoảng từ 2 mét đến 2,7 mét

. Bên hông lò có một cửa ngách rộng 1 mét, cao 1,2 mét phục vụ cho việc chồng lò và đỡ sản phẩm. Là có 3 ống khói thẳng đứng cao từ 3 mét đến 3,5 mét.

. Trong quá trình lâu dài sử dụng lò ếch, để khắc phục nhược điểm của lớp đất gia cố bên trong và sàn lò, người ta thay vào đó lớp gạch mộc và vữa ghép sử dụng chính loại đất làm gạch đó.

Lò Bầu

. Đến giữa TK XIX ở Bát Tràng xuất hiện kiểu lò mới là đàn. Là đàn có bầu lò dài 9 mét, rộng 2,5 mét, cao 2,6 met được chia thành 10 bích hàng nhau. Vị trí phân cách giữa các bích là hai nống (cột). Cửa lò rộng 0,9 mét, cao 1,2 mét. Bích thứ 10 gọi là bích dận thông với buồng thu khói qua 3 của hẹp.

Để giữ nhiệt, bích là kéo dài và ôm lấy buồng thu khói. Lớp vách trong ghép gạch Bát Tràng, lớp vách ngoài xây bằng gạch dân dụng. Mặt dưới của cột lò gần như bằng phẳng còn mặt trên hình vòng khurn. Hai bên cột lò  từ bích thứ 2 đến bích thử 9 người ta đều mở hai cửaa nhỏ hình tròn, đường kính 0,2 mét gọi là các là giải để ném nhiên liệu vào trong bích. Riêng bích đậu người ta mở lỗ đậu(lỗ giòi rộng hơn nửa mét). Nhiệt độ lò đàn có thể đạt được từ 1250 °C đến 1300

Từ đầu TK XX người Bát Tràng lại chuyển sang xây dựng loại lò bầu (hay là rồng). Là bầu chia ra làm nhiều ngăn, thường có từ 5 đến 7 bầu ( cũng có khi đến 10 bầu). Bầu lò có vòm cuốn liên tiếp vuông góc với trục tiêu của lò tựa như những mảnh vỏ xò úp nối với nhau. Người ta dùng gạch chịu lửa để xây dựng vòm cuốn của lò.

Lò dài khoảng 13 mét cộng với đoạn để xây ống khói ở phía đuôi dài 2 mét thì toàn bộ độ dài của lò tới 15 mét. Độ nghiêng của trục lò khoảng từ 12 đến 15 đó. Nhiệt độ của lò bầu có thể đạt tới 1300C36

Lò hộp , lò đứng

Khoảng hơn hai chục năm trở lại đây người dân Bát Tràng chuyển sang xây dựng lò hộp (hay là đứng) để nung gốm. Là thường cao 5 mét rộng 0,9 mét, bên trong xây bằng gạch chịu lửa giống như xây tường nhà. Là mở hai cửa, kết cấu đơn giản, chiếm diện tích ít, chi phí không nhiều, rất tiện lợi cho việc tổ chức theo quy mô gia đình.

Có thể vì thế mà ở Bát Tràng ngày nay hầu như gia đình nào cũng có lò gốm, thậm chí nhiều gia đình có đến 2,3 lò và tất cả đều là loại lò hộp. Nhiệt độ lò hộp có thể đạt tới 1250ºC.

Lò điện

Lò gas

Quá trình bao nung

Gạch Bát Tràng là loại gạch dùng để chồng lò ngày xưa , trải qua quá trình nung nhiều lần đạt đến độ cứng của sành ,không bám rêu rất cứng
Gạch Bát Tràng là loại gạch dùng để chồng lò ngày xưa , trải qua quá trình nung nhiều lần đạt đến độ cứng của sành ,không bám rêu rất cứng

Trước đây, các lò gốm Bát Tràng dùng một loại gạch vuông ghép lại làm bao mung. Loại gạch này sau hai ba lần sử dụng trong lò đạt đến độ lửa cao và cứng gần như sành. Đó là gạch Bát Tràng nổi tiếng khắp nước và đã đi vào ca dao, tục ngữ.

Gần đây bao nung thường được làm bằng đất có màu xám sẵm trộn đều với bột gạch hoặc bao nung hỏng nghiền nhỏ (gọi là xa mốt) với tỷ lệ từ 25 đến 35% đất sét và từ 65 đến 75 % sa mốt.

Người ta dùng một lượng nước vừa đủ để trộn đều và đánh nhuyễn chất hỗn hợp này rồi đen in (dập) thành bao nung hay đóng thành gạch ghép ruột lò. Bao nung thường hình trụ để cho lửa có điều kiện tiếp xúc đều với sản phẩm. Tuỳ theo sản phẩm mà bao nung có kích thước không giống nhau nhưng phổ biến hơn cả là loại có đường kính từ 15 đến 30 cm, đầy từ 2 – 5 cm và cao từ 5 đến 40 cm. Một bao nung có thể dùng từ 15 đến 20 lần.

Nhiên liệu nung lò gốm 

Củi đốt lò bầu ngày xưa tại Bát Tràng

Đối với loại là ếch thời kỳ đầu người ta chỉ dùng các loại rơm rạ tre nứa để đốt lò. Về sau người ta dùng kết hợp rơm rạ với các loại củi phác và củi bửa. Củi phác và củi bửa dần dần trở thành nguồn nhiên liệu chính cho các loại lỗ gốm ở Bát Tràng.

Nhìn chung các loại gỗ đều có thể dùng để đốt lò được, chỉ trừ mấy loại gỗ như sung, da, gạo, vối. Củi bửa và củi phác sau khi đã bổ được xếp thành đống ngoài trời, phơi sương nắng cho ải ra rồi mới đem sử dụng.

Theo sau đó sử dụng lò đứng, nguồn nhiên liệu chính mà người Bát Tràng sử dụng lại là than cám còn củi chỉ để gầy lò.

Than cám đem nhào trộn kỹ với đất bùn theo tỷ lệ nhất định có thể đóng thành khuôn hay nặn thành bánh nhỏ phơi khô. Nhiều khi người ta nặn than ướt rồi đạp lên tường khô để tưởng hút nước nhanh và than chống kết cứng lại có thể dùng được ngay.

Xem thêm : Nung khử và nung oxy khác nhau thế nào ?

Chồng lò

Sản phẩm mộc sau quá trình gia công hoàn chỉnh được đem vào lò nung. Việc xếp sản phẩm trong lò nung như thế nào là tuỳ theo sản phẩm và hình dạng kích cỡ của bao nung trên nguyên tắc vừa sử dụng triệt để không gian trong lò vừa tiết kiệm được nhiên liệu mà lại đạt hiệu nhiệt cao.

Bởi vì cấu tạo của mỗi loại là khác nhau nên việc chồng lò theo từng loại lò cũng có những đặc điểm riêng. Đối với loại lò ếch, người ta xếp sản phẩm từ gáy lò ra tới cửa lò, còn đối với loại lò dàn thì người ta xếp sản phẩm từ bích thứ 2 đến bích thứ 10 (riêng bích thử 10 vì lửa kém nên sản phẩm thường để trần không cần có bao nung ở ngoài).

Ở bầu cũi lợn (bầu đầu tiên) nơi giành để đốt nhiên liệu, có nhiệt độ cao nên đôi khi người ta xếp các loại sản phẩm trong các bao ngoại cỡ. Sản phẩm được xếp trong lò bầu trên đại thể cũng không khác là đàn.

Riêng đối với lò hợp, tất cả các sản phẩm đều được đặt trong các bao nung hình trụ không đậy nấp và xếp chồng cao dần từ đấy lên nóc, xung quanh tường lò và chỗ khoảng trống giữa các bao trung đều được chèn các viên than.

Làng Bát Tràng xưa có các phường Chồng lò, mỗi phường thường gồm 7 người (3 thợ cả, 3 thợ đệm và 1 thợ học việc). Họ chia thành 3 nhóm trong đó mỗi nhóm có 1 thơ cả và 1thợ đệm, còn thợ  học việc có nhiệm vụ bưng bao núng và sản phẩm mộc phục vụ cho cả 3 nhóm trên.

Nhóm thứ nhất có nhiệm vụ chồng đáy (xếp bao mung và sản phẩm ba lớp từ đáy lên), nhóm thứ hai có nhiệm vụ chồng giữa (xếp ba lớp giữa), còn nhóm thứ ba là nhóm gọi mặt (xếp ba lớp cuối cùng ở vị trí cao nhất trong lò), Phường Chồng lò ở Bát Tràng chủ yếu tập hợp những người thợ gốm ở Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Tây) và Văn Đình (Mỹ Đức, Hà Tây) chuyên phục vụ cho các lò gốm Bát Trắng.

Đốt lò

Khi công việc chuẩn bị đã hoàn tất thì đốt là trở thành khẩu quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một lò gốm. Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng trọng đại với người thợ gốm.

Người thợ cả cao tuổi nhất thắp ba nén hương và thành kính cầu mong trời đất và thần lửa phù giúp. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc năng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khẩu đốt lò.

Nhìn chung đối với các loại lò ếch, là đàn, lò bầu quy trình đốt lò đều tương tự nhau và với kinh nghiệm của mình, người thợ cả có thể làm chủ được ngọn lửa trong toàn bộ quá trình đốt lò. Ở lò đàn khoảng một nửa ngày kể từ khi nhóm lửa người ta đốt nhỏ lửu tại bầu cũi lợn để sấy lò và sản phẩm trong lò.

Sau đó người ta tăng dần lửa ở bầu cũi lợn cho đến khi lửa đổi lần tới bích thứ tư thì việc tiếp củi ở các bầu cũi lợn bắt đầu được dùng lại. Lúc này người ta tiếp tục ném củi bửa qua các lỗ giòi. Người xuất cả bằng kinh nghiệm của mình kiểm tra kỹ các bích và ra lệnh ngừng ném củi bửa vào các bích nào khi biết sản phẩm ở bích đó đã chín.

Các loại lò nung gốm Bát Tràng
Các loại lò nung gốm Bát Tràng

Càng về cuối sản phẩm chín càng nhanh. Khi sản phẩm trong bích đậu đã chín thì người thợ cả quyết định ném đồn dập trong vòng năm tháng khoảng 9 – 10 bổ củi bửa qua lỗ đậu rồi kết thúc việc tiếp củi.

Phường đối là thường có từ 5 đến 7 người do người phường trưởng (xuất cả) phụ trách chung về kỹ thuật, hai người thợ đốt ở cửa lò (đốt dưới), bốn người chuyên ném củi bửa qua các lỗ giòi (đốt trên). Những người đốt trên nóc lò phải đi guốc mộc cao kiểu đặc biệt và dùng gậy dài, đầu có gắn đỉnh nhọn để đẩy củi vào lò.

Đối với lò đứng, việc đốt lò trở nên đơn giản hơn nhiều, vì khi hoàn tất khâu chồng là cũng có nghĩa là đã kết thúc việc nạp nhiên liệu. Người ta dùng gạch chịu lửa bịt cửa lò lại rồi nhóm lò bằng củi. Lẻm cháy bén vào than và bốc từ dưới lên. Than trong là cháy hết cũng là lúc kết thúc công việc đốt lò.

Thời gian đốt lò kể từ lúc nhóm lửa đến khi hoàn toàn tắt lửa kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm. Người thợ đốt lò ở đây dù có dày dặn kinh nghiệm cũng rất khó có thể làm chủ được ngọn lửa.

Đây thực sự là vấn đề khó khăn nhất trong khâu kỹ thuật ở làng Bát Trồng trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay: muốn nâng cao hơn nữa chất lượng gốm mà vì đất quá chật, người quá đông không có điều kiện tái lập các lò bầu, lò đàn như trước

Đối với lò bầu, lò dàn sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lô giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra

Sản phẩm ra là được đánh giá phân loại và sửa chữa lại các khuyết tật (nếu có thể được) trước khi đem ra phân phối sử dụng.

Quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng đã đồng hành với người dân ở đây suốt bao nhiêu đời nay , ngày nay với sự phát triển  của khoa học kỹ thuật , người dân cũng làm gốm dễ dàng hơn , nhiều nhà cung cấp vật liệu , đất , men , làm khuôn không còn phải xử lý vất vả như ngày xửa , với các lò nung bằng ga bằng điện , sản phẩm ngày càng đa dạng hơn , chất lượng hơn

Với nhiều nghệ nhân trẻ ngày càng học hỏi công nghệ thế giới áp dụng vào làng nghề

(Bài viết tham khảo nhiều nguồn tài liệu )

đồ thờ bát tràng
Bình luận (0 bình luận)