Danh hiệu nghệ nhân là gì?
Nội dung
Nghệ nhân là người chuyên làm nghề nghệ thuật biểu diễn hoặc một nghề thủ công mĩ nghệ, với trình độ cao (Theo Wikipedia)
với những người làm nghề trình độ chưa được như nghệ nhân thường gọi là thợ như “thợ gốm ” “thợ Kim Hoàn”
Luật pháp Việt Nam quy định về danh hiệu nghệ nhân như thế nào?
Nghệ nhân dân gian là danh hiệu cao quý do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao cho những người có thành tích đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa phi vật thể, giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo, sở hữu, bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hóa dân gian ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: hát chèo, ca trù, quan họ, hát xoan, chầu văn…
Vấn đề xét phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân dân gian đã được đề cập tại Ðiều 26 Luật Di sản văn hóa (được Quốc hội thông qua ngày 29-6-2001), ghi rõ: “Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt”.
Tuy nhiên, tại Ðiều 65 Luật Thi đua, khen thưởng lại chỉ quy định tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” cho “cá nhân có nhiều năm trong nghề, kế tục, giữ gìn, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống”. Do đó, cho đến nay, các nghệ nhân không thuộc lĩnh vực thủ công truyền thống không được phong tặng danh hiệu này. Trong khi, nghề thủ công truyền thống chỉ là một trong tám lĩnh vực cơ bản của văn hóa phi vật thể.
Nghị định số 62/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
Các danh hiệu nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân được Chủ tịch nước quyết định phong tặng
Các tiêu chí để xét duyệt danh hiệu nghệ nhân tại Việt Nam
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”
Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo.
- Là người thợ giỏi tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 15 năm, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện.
- Sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đã trực tiếp làm ra trên 15 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật.
- Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội: Có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, được tặng giải (loại vàng hoặc bạc) tại các hội chợ triển lãm quốc gia hoặc quốc tế.
- Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho trên 100 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
- Là Nghệ nhân đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, quần chúng mến mộ, kính trọng.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”
Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo.
- Là người thợ giỏi xuất sắc được đồng nghiệp thừa nhận, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đồng thời đã trực tiếp làm ra trên 20 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật;
- Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội: Đạt giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế tính từ sau khi được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
- Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho trên 150 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
- Có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên và đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” từ 5 năm trở lên.
Hiện nay ở làng gốm Bát Tràng có 2 nghệ nhân được nhà nước phong tặng nghệ nhân nhân dân : Cố nghệ nhân nhân dân Vũ Đức Thắng và Nghệ nhân nhân dân Trần Độ
Các nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng
ở Bát Tràng hiện nay có nhiều người được phong tặng nghệ nhân ưu tú , nghệ nhân Hà Nội và nghệ nhân Bát Tràng ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu cho bạn 1 vài nghệ nhân với các dòng sản phẩm đặc trưng, nếu có thiếu sót nào mong bạn thông cảm, chúng tôi sẽ bổ sung thêm.
Nghệ nhân nhân dân Trần Độ
Nghệ nhân Trần Văn Độ (thường gọi là Trần Độ) là đời thứ 18 trong dòng họ Trần làm gốm ở Bát Tràng. Ông sinh năm 1957, tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn
nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn nổi tiếng với các dòng ấm chén gia dụng với các dòng men nổi tiếng, và Nói đến gốm Tô Thanh Sơn là nói đến men lam thời Nguyễn và nói đến men rạn (rạn từ xương gốm) cổ truyền.
Nghệ nhân ưu tú Trần Tước
Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước tên thật là Trần Xuân Triều, sinh năm 1974 tại Kiến Xương, Thái Bình. Anh được xem là “đứa con lạc loài” của làng gốm Bát Tràng khi là người duy nhất được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú Bát Tràng nhưng không sinh ra ở làng nghề gốm này.
Xem thêm : Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước: Tôi và nghiệp nghề đã thấu hiểu cho nhau
nghệ nhân ưu tú Phạm Đạt
Nghệ nhân Phạm Văn Đạt sinh năm 1976, là cháu nội cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh – nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng (Hà Nội). Ông cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt , Xem thêm : Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Khôi phục dòng gốm men rạn tinh xảo
Nghệ nhân Phạm Thế Anh
Phạm Thế Anh là một nghệ nhân gốm Bát Tràng, người đã nghiên cứu và phát triển thành công chất liệu đất “Hồng sa” từ phù sa sông Hồng để làm gốm. Anh sở hữu một xưởng gốm với khu vườn thơ mộng, nơi từng được sử dụng làm bối cảnh cho bộ phim truyền hình nổi tiếng “Về nhà đi con”.
thiệt tình tôi không hiểu nổi những quy định luôn á, nếu đã thấy bất cập tại sao không điều chỉnh cho phù hợp mà cứ để như thế sẽ làm cho những người khác rất thiệt thòi