Phân biệt gốm và sứ – Gốm, sứ khác nhau như thế nào?

Hầu hết chúng ta đều gọi những vật dụng làm từ đất nung là đồ gốm sứ. Tuy nhiên, sự thật là đồ gốm và đồ sứ là hai loại sản phẩm khác nhau, cả về hình thức và chất lượng. Ở bài viết này, xưởng gốm sứ Sàn Gốm sẽ cung cấp những thông tin về đồ gốm sứ, cách phân biệt gốm và sứ. Sẽ rất hữu dụng cho những ai muốn sở hữu món đồ từ đất nung truyền thống này, hãy theo dõi nhé!

phan-biet-gom-va-su

Gốm là gì? Gốm và sứ có khác nhau không?

Đặc điểm của gốm

Gốm là các dạng vật liệu, chất liệu làm từ đất sét được nung ở nhiệt độ cao, dao động từ 800 độ C trở lên. Tùy loại sản phẩm mà có nhiệt lượng nung khác nhau. Hiểu đơn giản, đồ gốm là loại sản phẩm được làm chủ yếu từ đất và nung qua lửa.

Gốm thường được làm bằng cách nhào trộn hỗn hợp đất sét, các nguyên tố đất khác, bột cao và nước. Sau khi có hỗn hợp kết dính dẻo mịn, nghệ nhân sẽ định hình thành các dạng mong muốn. Khi gốm đã được định hình, chúng sẽ được nung trong lò nhiệt độ cao.

Đặc tính của gốm là thân đất, có màu sắc, chất xốp, dễ vỡ và có độ hút ẩm cao. Chính vì những đặc tính khác biệt, gốm luôn đòi hỏi người sử dụng phải biết cách bảo quản, gìn giữ đúng cách.

Phân loại sản phẩm gốm

  • Đồ đất nung

Đây là loại gốm được làm từ đất sét thường và nung qua ở nhiệt độ thấp từ 600 độ C đến 900 độ C. Gốm đất nung không được tráng men sau khi chế tác nên chúng có màu nâu đậm hoặc đỏ.

lo-hoa
Lọ hoa gốm đất nung

Đồ đất nung có đặc điểm như: chắc khỏe, hơi khô, phần bụng phình to để chứa. Công dụng chứa đựng cộng với vẻ ngoài mang cảm giác hoài cổ, mộc mạc khiển đồ đất nung rất được lòng người sử dụng.  

Gốm đất nung đơn giản trong khâu nguyên liệu lẫn sản xuất. Do đó được sản xuất và ứng dụng rộng rãi khắp mọi miền đất nước. Các sản phẩm làm từ đồ đất nung rất quen thuộc và giá thành rẻ.

  • Đồ sành thô

Nó thực chất cũng làm từ đất nung nhưng là đất nung thô có tráng men. Đồ sành thô có vẻ ngoài vững chắc, không nhẵn bóng. Thường được nung trong lò có nhiệt độ tương đối cao khoảng từ 1100 độ C đến 1200 độ C. Vì vậy chất lượng cứng cáp và không thấm chất lỏng. 

Đồ sành thô có giá chỉ nhỉnh hơn đồ đất nung một chút.

hũ-gạo-tấn-tài-tấn-lộc-nâu-tây (5)
Hũ gạo sành thô Bát Tràng
  • Đồ sành mịn

Đồ sành mịn được phân biệt với đồ sành thô ở chỗ dùng loại đất. Còn lại cơ bản cách sản xuất khá tương đồng. Đồ sành mịn dùng đất mịn để tạo hình.

Đồ sành mịn có nhiều màu sắc rực rỡ, có độ hút nước cao, nhưng dễ bị rạn sau một thời gian sử dụng. Xét về giá trong ba loại gốm thì đây là loại đắt nhất.

am-chen
Ấm trà An Thổ Túc

Được ứng dụng làm chậu hoa, bình hoa có trang trí men màu hoặc một số đồ trong nhà bếp, làm đồ trang trí.

Trong nghệ thuật gốm thì đồ sành “mỹ nghệ” rất được lòng người yêu gốm. Nhiều loại hình đồ sành mang giá trị thẩm mỹ đã được đánh giá cao như một dạng đồ mỹ nghệ như bình hoa, chén, bát có hoa văn và men màu tinh xảo.

Sứ là gì? Gốm và sứ khác nhau như thế nào?

Đặc điểm của sứ ? Sứ làm từ gì ?

Sứ được làm từ đất sét ở dạng cao lanh. Đồ sứ sau khi thành hình sẽ được nung trong lò có nhiệt độ từ 1200 độ C đến 1400 độ C. Nhiệt độ này lớn hơn so với nung đồ gốm. Vì thế mà sứ có sức chịu đựng khá bền và cứng cáp hơn hẳn.

Đặc tính của sứ đặc biệt bởi xét về độ dai, độ cứng và độ trong của sứ đều được đánh giá cao. Đặc tính này có được là nhờ phản ứng chủ yếu từ thủy tinh hóa và sự hình thành của khoáng vật trong công đoạn tạo hình ở nhiệt độ cao.

Ngoài ra sứ còn có độ thẩm thấu thấp, có tính đề kháng cao với các chất hóa học và chịu sốc nhiệt. Hơn nữa, tính chống nước có thể giúp người mua phân biệt gốm và sứ một cách trực tiếp, phòng trường hợp vẻ ngoài của hai loại giống nhau.

bat-dia
Bát đĩa sứ Bát Tràng

Phân loại sản phẩm sứ

  • Đồ bán sứ

Đồ bán sứ có nhiệt độ nung khá cao từ 1280 độ C đến 1300 độ C. Độ hút ẩm không bằng gốm. Loại sứ chưa có độ kết khối hoàn hảo nên nhìn chung sẽ có chất lượng và thẩm mỹ thấp hơn đồ sứ. Xét về độ trắng sáng thì bán sứ cũng không được đánh giá cao. 

  • Đồ sứ 

Có nhiệt độ nung cao hơn đồ bán sứ, khoảng 1300 độ C đến 1400 độ C. Đất nung của đồ sứ có độ kết khối hoàn thiện và hoàn toàn không thẩm thấu nước, chất lỏng khác. 

Nhiệt nung cao trong thời gian dài cộng với chất liệu pha khoáng. Đồ sứ thành phẩm sở hữu độ cứng chắc khỏe, dù vỏ mỏng nhưng chịu được lực tốt. 

Ứng dụng của đồ gốm và đồ sứ

Ứng dụng của đồ gốm

  • Trong cuộc sống thường ngày: Vật dụng làm từ gốm phần lớn dành cho nhà bếp hoặc để làm đồ đựng. Đồ gốm giúp bảo quản lương thực, thực phẩm được lâu hơn và an toàn hơn.
  • Trong ẩm thực Việt Nam: Không khó để bắt gặp hình ảnh nồi đất, niêu cơm đất trong các lễ hội văn hóa, hay trên bàn ăn của người Việt. Cơm niêu, cá kho làng Vũ Đại, thịt kho tộ đều được nấu bằng nồi đất nung. Trà sen, trà nhài để giữ hương lâu sẽ được đặt trong những vò, lọ gốm miệng nhỏ và đậy lại bằng lá chuối một nắng… Nhờ có gốm, các món ăn, thức trà mới trở nên đậm vị và tạo ra được hương vị riêng, mùi thơm phân biệt, độc đáo.
  • Trong công cụ sản xuất: Đồ sành thô rất thích hợp để trồng trọt hoa màu. Cùng đặc tính chắc khỏe nên hay được ứng dụng làm chậu hoa, lu chứa, hũ, khạp. Gốm công nghiệp là nguyên liệu chính để sản xuất ra gạch ngói như gạch gốm Tuynel, ngói đỏ… 
  • Trong nghệ thuật trang trí: Những bức tranh gốm mang vẻ đẹp độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Tượng gốm mỹ nghệ tạo hình người và linh vật… được trưng bày trang trọng, mang lại sự tự tin và phong thủy cho gia chủ. 

Những sản phẩm làm từ gốm

Ứng dụng của đồ sứ

  • Trong đời sống thường ngày: Sứ được dùng làm dụng cụ, đồ chứa trong nhà bếp, phụ kiện nhà tắm. Các bồn vệ sinh cao cấp cũng được đúc từ sứ. Sứ có vẻ ngoài nhẵn mịn, sạch bóng sẽ tạo cho không gian thêm sạch sẽ, thoáng mát. 
  • Trong nghệ thuật trang trí: Các sản phẩm lấy sứ làm cảm hứng rất được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ và giá trị tinh thần cao. Một số dòng đồ sứ mỹ nghệ nổi tiếng như Tranh sứ Bát Tràng, lục bình sứ, bình hoa men ngọc, chén, bát có hoa văn và men màu tinh xảo…
  • Trong văn hóa tâm linh: Những chiếc đĩa men trắng, vẽ lam lấy từ điển tích được bày đặt trang trọng ở bàn khách, hoặc treo lên tường. Đôi lục bình có kích thước lớn hoa văn cầu kỳ… Việc dùng đồ sứ để trang trí tư gia, nhà hàng, khách sạn, công ty thường gắn với yếu tố phong thủy. 
  • Trong sản xuất công nghiệp: Nhờ đặc tính vượt trội như sức đề kháng cao của sứ với dòng điện, sứ trở thành một chất cách điện rất tốt.

Những sản phẩm làm từ sứ

Gốm và sứ có gì khác nhau?

Gốm Sứ
Nhiệt độ Gốm thông thường được nung ở nhiệt độ thấp. Khoảng 800 – 900 độ C. Do sứ phải tráng một lớp men. Để lớp men đó hình thành thì sứ phải nung ở nhiệt độ cao hơn gốm. Khoảng 1200 – 1400 độ C.
Độ cứng, độ bền Gốm có kết cấu giòn, nhiệt độ nung thấp nên độ cứng không cao. Về độ bền, gốm dễ vỡ nếu làm rơi hoặc va chạm mạnh. Sứ được nung ở nhiệt độ và thời gian lớn nên cứng chắc hơn gốm nhiều.
Khả năng giữ nhiệt và chịu nhiệt Thấp. Không thể cho gốm vào lò vi sóng. Cao hơn. Có thể cho vào lò vi sóng mà không sợ rạn nứt hay vỡ.
Âm thanh khi gõ nhẹ Gốm phát ra tiếng khá đục và mờ. Khi gõ nhẹ ở sứ, sẽ nghe thấy âm thanh trong, ngân vang dài.
Độ thấm nước Gốm chống nước không tốt. Vì thế các sản phẩm làm bằng gốm thường được tráng men kín để chống nước và giữ nhiệt. Sứ không thấm nước nên không cần phải tráng kín toàn bộ.
Lớp tráng men Lớp men ở đồ sành gốm nhẵn, không quá bóng và thường trơn màu. Đồ sứ có men phủ ngoài mịn màng, sáng bóng.
Dùng ánh sáng mặt trời kiểm tra Nếu là gốm thì ánh sáng sẽ khó lọt qua được, hoặc rất ít ánh sáng xuyên qua. Nếu là sứ thì bạn có thể thấy ánh sáng xuyên qua dễ dàng. Do độ trong, tinh khiết của sứ cao hơn gốm.

Ngoài những cách cơ bản ở trên, ở một số phương diện khác trong nghệ thuật gốm, sứ, những tay chơi sành sõi sẽ có những cách thử nghiệm khác mang tính chuyên môn, trải nghiệm nhiều.

Cách phân biệt giữa gốm và sứ

Cách đơn giản nhất để phân biệt hai loại chất liệu này đó là đưa sản phẩm lên trước ánh sáng. Sứ sẽ có nhiều ánh sáng xuyên qua hơn còn gốm hầu như không có.

Hoặc bạn có thể phân biệt bằng cách gõ vào sản phẩm đó. Đồ sứ sẽ có âm thanh ngân, vang dài hơn so với đồ gốm.

Còn có một cách thử khác đó là đổ nước lên bề mặt sản phẩm. Nếu là gốm thì nước sẽ được hút từ từ. Còn nếu là sứ thì nước hoàn toàn không bị hút.

Sành là gì ? Sành và sứ khác nhau thế nào ?

Trong quá trình nung lò củi khi kết hợp với tro từ củi và sẵn các loại khoáng từ đất sẽ bao bên ngoài gốm 1 lớp men tự nhiên , những loại này thường gọi là sành ,

Gốm, sứ có giá trị sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Sử dụng đúng loại cho từng mục đích thì vai trò của chúng mới phát huy tác dụng. Vì thế phân biệt gốm và sứ là điều quan trọng bạn cần nắm rõ. Hy vọng các kiến thức mà Sàn Gốm cung cấp sẽ giúp các bạn biết nhiều hơn về gốm, sứ. Có thêm kinh nghiệm phân biệt để chọn món đồ ưng ý.

đồ thờ bát tràng
Bình luận (0 bình luận)