Tết Nguyên Đán là gì? Phong tục ăn Tết Cổ Truyền của người Việt

Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của mọi gia đình người Việt. Đây là thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới, thời gian để gia đình sum họp, tề tựu, đón Tết cùng nhau.

tet-nguyen-dan-la-gi-san-gom
Tết Nguyên Đán dịp tết cổ truyền lớn nhất hàng năm

Cùng Sàn Gốm tìm hiểu rõ hơn về những phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán nhé!

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán trong tiếng anh là Lunar New Year. Còn tại Việt Nam, dịp lễ quan trọng này còn được lưu truyền với nhiều tên gọi khác như Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền. Hoặc thân thuộc hơn là Tết Ta hay chỉ là Tết.

Đối với người Việt đây là dịp lễ lớn nhất và quan trọng nhất trong năm. Như là 1 sự khởi đầu mới cho 1 chu kỳ canh tác, 1 năm làm việc, 1 năm tuổi đời mới.

tet-nguyen-dan-la-gi-18
Tết Nguyên Đán ngày lễ rất có ý nghĩa với gia đình Việt

Thời gian của Tết Nguyên đán được tính như thế nào?

tet-nguyen-dan-7
Tiết trời thuận lợi cho trăm hoa đua nở

Tết Nguyên Đán được tính theo lịch âm và bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm âm lịch hàng năm.

Thông thường thì sẽ rơi vào mùa xuân và muộn hơn Tết Dương lịch từ 1 đến 2 tháng. Vậy nên ngày Tết Cổ Truyền này sẽ diễn ra vào khoảng thời gian 21/1 cho đến khoảng 9/2.

Với nền văn minh lúa nước và truyền thống trồng trọt lâu năm thì mỗi dịp Tết đến diễn ra vào khoảng thời gian nhàn nhất của người nông dân. Bởi vì đây là thời điểm nghỉ ngơi để chuẩn bị tốt cho vụ mùa mới tiếp theo, bù đắp cho 1 năm làm việc vất vả.

tet-nguyen-dan-la-gi-8
Lịch nghỉ tết thường sẽ diễn ra từ 5-9 ngày

Thời gian diễn ra Tết Ta hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 – 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Xem ngay: Đếm Ngược Bao Nhiêu Ngày Nữa Đến Tết Quý Mão 2023 Chính Xác

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Bởi vì ảnh hưởng nền văn hóa Phương Đông về lối sinh hoạt cũng như những phong tục đón Tết truyền thống mà Tết Nguyên Đán vẫn đang là vấn đề được tranh cãi về nguồn gốc.

tet-nguyen-dan-2
Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của Việt Nam

Hầu hết tất cả những thông tin đều cho rằng Tết Nguyên Đán có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc. Sau này được du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.

Tuy nhiên, Tết Nguyên Đán của Trung Quốc diễn ra vào 1/1 Dương lịch, còn Tết Âm Lịch của họ sẽ được gọi là Xuân Tiết.

tet-nguyen-dan-6
Vì nhiều phong tục giống nhau mà có sự nhầm lẫn về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Tết cổ truyền đã có từ thời Vua Hùng

Đồng thời khi lật lại những trang lịch sử hào hùng của nước ta, có thể thấy truyền thống ăn Tết của người Việt đã có từ thời vua Hùng (trước 1000 năm Bắc thuộc).

Bằng chứng là sự tích “Bánh chưng bánh dày”. Nội dung truyện đã cho thấy phong tục làm bánh chưng bánh dày ăn Tết từ đời Hùng Vương.

tet-nguyen-dan-1
Sự tích bánh chưng bánh dày từ thời Hùng Vương

Tết Nguyên Đán tồn tại trong thời kì Bắc thuộc

Thêm 1 bằng chứng thuyết phục là trong cuốn “Kinh Lễ” của Khổng Tử. Trong đó ông đã viết:

“Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”

Người Man được đề cập ở đây là Nam Man, ý chỉ những bộ lạc dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại phía Nam Trung Quốc. Chính là người Việt Nam cổ chúng ta.

tet-nguyen-dan-8
Cuốn sách Kinh Lễ của Khổng Tử

Bên cạnh đó trong cuốn sách “Giao Chỉ Chí” cũng từng đề cập.

“Bọn người Giao Quận thường tập trung thành từng phường hội nhảy múa ca hát, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia vào lễ hội này.”

Giao Quận – Quận Giao Chỉ, là tên gọi do Trung Quốc đặt cho lãnh thổ Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc.

tet-nguyen-dan-1
Quận Giao Chỉ là tên phía Bắc nước ta thời xưa

Vậy thì có thể khẳng định Tết Nguyên Đán là Tết Cổ Truyền lâu đời của dân tộc ta. Vì ảnh hưởng trong thời kỳ Bắc thuộc về 1 số lối sinh hoạt và phong tục nên đã có sự nhầm lẫn về nguồn gốc của nó.

Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền là gì?

Tết Nguyên đán là thời điểm giao thoa giữa trời đất

tet-nguyen-dan-3
Những nghi lễ cúng bày tỏ lòng thành kính với thần linh

Tết được xem là thời điểm giao thoa trời đất, mang ý nghĩa đặc biệt trong nền kinh tế nông nghiệp xưa khi chuyển giao thời tiết.

Tết cũng là dịp để bày tỏ lòng thành kính với những vị thần tự nhiên liên quan đến mùa màng trong năm như thần Đất, thần Nước, thần Mưa,… đã giúp mùa màng bội thu.

Tết Nguyên đán là dịp bày tỏ lòng thành kính lên ông bà, tổ tiên

tet-nguyen-dan-1
Chuẩn bị những mâm cỗ mời ông bà về ăn tết

Phong tục tảo mộ, thắp hương đón ông bà về ăn Tết cùng gia đình. Đây đều là những hành động hướng về cội nguồn của dân tộc ta.

tet-nguyen-dan-5
Thực hiện nghi lễ thờ cúng tươm tất, bày tỏ lòng thành

Trong những ngày Tết, con cháu trong nhà đều thắp hương, bày biện mâm cúng lên bàn thờ. Những việc này đều bày tỏ lòng hiếu kính, hiếu đạo với thế hệ trước.

Một mâm cúng truyền thống sẽ đầy đủ mâm ngũ quả, bánh mứt, xôi chè và đĩa thịt, nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu.

Xem thêm: Các lễ cúng không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên đán là sự khởi đầu mới đầy hy vọng

Năm mới đến là 1 sự khởi đầu tràn đầy hy vọng, sẽ có những niềm vui mới, sự chuyển giao mới thay thế cho những điều không tốt, những điều chưa làm được ở năm cũ.

Để chào đón năm mới, mọi người thường sẽ dọn dẹp, tân trang nhà cửa để đón những điều mới đến. Đồng thời những chuyện không may mắn sẽ được xua đi.

tet-nguyen-dan-la-gi-11
Tết là để nhìn lại những gì trải qua 1 năm

Sự khởi đầu mới cũng là đại diện cho những cơ hội, thách thức được mở ra. Vì thế, nhiều người thường đi coi ngày lành, tháng tốt để khai trương, xuất hành được gặp nhiều may mắn.

Tết Nguyên đán là thời gian để gia đình sum vầy, tụ họp bên nhau

Có thể thấy những bài hát như “Đi để trở về”, hay “Về nhà ăn Tết” lúc nào nghe cũng cảm thấy bồi hồi xúc động. Một năm làm việc vất vả, chiến đấu với cuộc sống ngoài kia. Chắc chắn ai cũng chỉ chờ có ngày Tết để trở về ăn bữa cơm với gia đình.

tet-nguyen-dan-la-gi-6
Tết là dịp để người đi xa trở về nhà

Tết là dịp người xa xứ về nhà, cả nhà sum họp cùng cười, cùng kể nhau nghe những gì đã trải qua trong năm. Đồng thời chia sẻ những dự định mới.

tet-nguyen-dan-la-gi-13
Cùng nhau ăn bữa cơm đầm ấm với những món mà chỉ Tết mới có

Tết Ta còn là dịp để mọi người trao nhau lời tốt đẹp, thể hiện sự quan tâm đến nhau. Những mâu thuẫn, hiềm khích đều sẽ được gác lại để đón nhận những lời chúc tốt đẹp.

Tết Nguyên Đán là dịp hội ngộ đầy niềm vui

Tết đến, mọi người đều có khoảng thời gian nghỉ ngơi sau 1 năm chạy theo với vòng xoáy công việc.

Dịp nghỉ lễ ngày có thể dành thời gian cho gia đình, thực hiện những công việc mà có lẽ vì quá bận rộn nên đã lãng quên. Chẳng hạn như cùng nhau dọn dẹp, cùng nhau vào bếp, cùng nhau ăn uống…

tet-nguyen-dan-la-gi-17
Tết là dịp để vui vẻ bên gia đình

Tết Ta cũng là thời gian có thể có những cuộc hội ngộ với bạn bè, họp lớp xôm tụ. Có lẽ chỉ có Tết mới có thể đông đủ như vậy.

tet-nguyen-dan-la-gi-1
Những cuộc gặp gỡ vui vẻ cùng bạn bè, anh em

Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên đán

Cúng ông Công, ông Táo

Ông Công, ông Táo là người trông coi, cai quản những sự việc đã xảy ra trong gia đình trong suốt 1 năm. Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, theo truyền thống thì các gia đình sẽ làm lễ để tiễn ông Táo về trời.

tet-nguyen-dan-la-gi-12
Chuẩn bị mâm cúng ông Công, ông Táo tươm tất, thịnh soạn

Theo quan niệm thì ông Táo sẽ báo cáo mọi chuyện của gia đình cho Ngọc Hoàng. Từ đó, Ngọc Hoàng sẽ xem xét thưởng phạt. Vì thế sẽ chuẩn bị thật tươm tất để ông Táo nói tốt cho gia chủ. Trong năm mới sẽ được Ngọc Hoàng ban tài lộc, bình an.

tet-nguyen-dan-la-gi-10
Nhiều gia đình mua cá chép phóng sinh

Mâm cúng ông Táo truyền thống sẽ gồm nhang đèn, tiền vàng, hoa cúc, mâm ngũ quả, mâm lễ mặn và bộ áo quan. Nhiều gia đình sẽ cúng cá chép, sau đó phóng sinh. Ngụ ý của việc làm này mong chú cá sẽ đưa ông Táo chầu trời an toàn.

tet-nguyen-dan-la-gi-3
Thả cá chép phóng sinh cuối năm như 1 hình thức làm việc thiện

Tham khảo: Văn khấn và mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp chuẩn nhất

Gói bánh chưng, bánh tét

Nhiều người thường nói “Thấy bánh chưng là thấy Tết”. Bánh chưng, bánh tét là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết. Mang nhiều ý nghĩa về sự sung túc, no đủ.

Gói bánh chưng, bánh tết những ngày trước Tết, cùng nhau trò chuyện, luộc bánh thâu đêm cũng là những điều nên được lưu trữ lâu dài cho con cháu đời sau.

tet-nguyen-dan-la-gi-14
Truyền thống lâu đời về món bánh đại diện dân tộc

Lau dọn nhà cửa

Lau dọn, tân trang lại nhà cửa là điều mà mọi gia đình đều thực hiện trước Tết. Một diện mạo mới sẽ giúp 1 năm mới phấn khởi, sẵn sàng đón nhận tài lộc, may mắn.

Đồng thời, quét dọn, sắp xếp lại nơi ở để có không gian sống tốt hơn sau 1 năm bận bịu. Đây cũng là 1 cách để xua đi những điều dở dang, không tốt của năm cũ.

tet-nguyen-dan-la-gi-5
Lau dọn, trang trí lại nhà cửa mang không khí Tết

Bày mâm ngũ quả

Bày biện mâm ngũ quả cũng là phong tục được lưu truyền lâu đời. Tùy vào văn hóa mỗi vùng mà những loại trái cây được chọn để bày lên mâm sẽ khác nhau.

  • Miền Bắc: Mâm ngũ quả thường bao gồm các loại quả tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành. Chẳng hạn như chuối, bưởi, phật thủ, quýt, lựu…
  • Miền Trung: Sử dụng những loại quả như dưa hấu, thanh long, chuối, cam, mãng cầu, dứa,…
  • Miền Nam: Mâm ngũ quả thường với ý nghĩa “Cầu sung vừa đủ xài”. Đó là bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.
tet-nguyen-dan-la-gi-1
Bày biện mâm ngũ quả đẹp mắt trên bàn thờ ngày Tết

Con số 5 là con số chỉ trung tâm, chỉ sự sống. “Quả” là biểu tượng của sự sung túc, cho ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Ngoài ra, theo một ý nghĩa khác, 5 loại quả là tượng trưng cho 5 ước nguyện của gia chủ. Phúc (may mắn), Quý (giàu có, sung túc), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình yên).

cach-bay-mam-ngu-qua-ngay-tet
Ngũ quả thể hiện cho sự sung túc cả năm

Thăm mộ tổ tiên

Trong dịp Tết Nguyên Đán khi con cháu sum tụ đầy đủ sẽ cùng nhau đi thăm viếng, lau dọn sạch sẽ nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên.

Đồng thời, con cháu sẽ mời ông bà về chung vui ăn Tết cùng gia đình. Đây là phong tục ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo đối với những người thân đã ra đi, những đấn sinh thành, dưỡng dục.

tet-nguyen-dan-la-gi-4
Tảo mộ là phong tục thể hiện chữ hiếu, tôn trọng đối với tổ tiên

Cúng tất niên

Cúng tất niên buổi lễ quan trọng nhằm ghi nhận việc kết thúc năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới.

Trước Tết các gia đình sẽ thực hiện những mâm cỗ tươm tất, bày biện lên bàn thờ. Đầu tiên là thắp hương mời thần linh, gia tiên. Sau đó sẽ là bữa ăn sum vầy cùng những người thân, họ hàng, làng xóm,…

tet-nguyen-dan-la-gi-2
Buổi lễ cúng tất niên là bữa ăn cuối năm sum vầy của cả gia đình

Xông đất

Sau khi thời khắc giao thừa diễn ra, ai là người bước vào nhà đầu tiên gọi là người đạp đất hoặc xông đất.

Theo quan niệm người xưa thì 1 người xông đất hợp với gia chủ sẽ đem lại nhiều may mắn và tài lộc. Vì vậy, gia chủ thường chọn những người hợp tuổi, tính tình xởi lởi, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc tới xông đất nhà mình.

tet-nguyen-dan-la-gi-1
Xông đất nên là người hợp với gia chủ

Chúc tết, mừng tuổi

Thông lệ chúc Tết, mừng tuổi đến những người xung quanh trong dịp Tết là 1 truyền thống rất hay của người Việt Nam ta.

Dịp Tết sẽ gửi mừng tuổi cho những người lớn, thể hiện đạo hiếu, sự kính trọng, mong cầu sức khỏe đến với họ. Đồng thời sẽ mừng tuổi trẻ em, chúc cho sự phát triển của thế hệ sau, học giỏi, nhanh lớn, ngoan ngoãn.

tet-nguyen-dan-la-gi-15
Phong tục mừng tuổi, nhận lì xì trong dịp Tết Cổ Truyền

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt và những phong tục ăn Tết không thể thiếu. Theo dõi Sàn Gốm để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

đồ thờ bát tràng
Bình luận bài viết (0 bình luận)

x
Sản phẩm được tặng khi đạt ngưỡng 5.000.000VND
bo-am-tra-an-tho-tuc-cao-cap-dang-qua-chuong-1
Bộ ấm trà An Thổ Túc cao cấp dáng quả chuông SG-AC90 - 695.000VND