11 bước hoàn hảo để mở quán ăn, nhà hàng thành công

Ở thời điểm cạnh tranh ngày càng lớn, mở 1 nhà hàng hay quán ăn đều cực kì khó nhằn, cần một quá trình nghiên cứu rất kĩ càng. Bài viết này sẽ giúp bạn tốn ít thời gian nghiên cứu hơn 1 tí, hãy đọc và tham khảo để áp dụng ngay nhé!

mo-nha-hang-can-bao-nhieu
Các bước chuẩn bị để mở nhà hàng

Làm thế nào để mở 1 quán ăn, nhà hàng?

Câu hỏi luôn được những người mới kinh doanh hỏi là mở quán ăn, nhà hàng có cần kinh nghiệm? Quản lý là vận hành, điều hành một quán ăn hay nhà hàng, điều này không hề đơn giản, bạn cần có kinh nghiệm trong một số lĩnh vực kinh doanh, thêm một chút xíu trải nghiệm ở vị trí thu ngân, quản lý, phục vụ, phụ bếp hay rửa bát đĩa đều không thừa đâu nhé!

quan-ly-nha-hang
Làm thế nào để mở quán ăn hay nhà hàng?

Theo tổng hợp thì cần có 11 bước để bạn thực hiện quá trình mở nhà hàng, quán ăn:

  • Lên ý tưởng về kiểu nhà hàng quán ăn và xây dựng thương hiệu.
  • Lên menu, thực đơn.
  • Xây dựng kế hoạch kinh doanh.
  • Kêu gọi đầu tư, tài trợ (bước này có thể bỏ qua nếu bạn có thể tự chủ tài chính).
  • Chọn mặt bằng, không gian kinh doanh .
  • Giấy phép kinh doanh (cái này không thể thiếu nhé).
  • Thiết kế không gian nhà hàng.
  • Tìm nhà cung cấp bát đĩa, thực phẩm, thiết bị nhà hàng
  • Tuyển nhân viên
  • Lên kế hoạch marketing, quảng cáo nhà hàng
  • Tổ chức 1 buổi khai trương nhỏ (có thể có hoặc không)

Mở quán ăn, nhà hàng cần vốn bao nhiêu?

Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc cần bao nhiêu vốn bỏ ra cho một quán ăn hay nhà hàng. Tùy vào việc lựa chọn muốn mở quán ăn, nhà hàng lớn hay nhỏ thì số tiền vốn bỏ ra sẽ khác nhau. Nếu bạn chỉ đơn thuần mở một quán ăn nhỏ và mặt bằng có sẵn  thì chi phí sẽ dao động từ 20 triệu đến 50 triệu để chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu. Còn nếu bạn muốn mở nhà hàng thì chi phí ít nhất bỏ ra là 200 triệu và nhiều hơn tùy thuộc vào quy mô nhà hàng.

Còn chi phí cụ thể thì khi lên kế hoạch bạn sẽ rõ nhất : trước tiên hãy liệt kê một số chi phí
  • Chi phí mặt bằng ( tùy địa điểm vị trí giá sàn khác nhau)
  • Chi phí chỉnh sửa không gian
  • Chi phí bảng hiệu (Tùy diện tích và yêu cầu của bạn)
  • Chi phí mua dụng cụ bếp (dụng cụ nấu , hầm , dao thớt ….bếp )
  • Chi phí bàn ghế , dụng cụ
  • Hệ thống bảo quản (Tủ lạnh , tủ đông , )
  • Đồng phục (có thể có hoặc không tùy độ chuyên nghiệp định hướng nhà hàng)
  • Thuê nhân viên lễ tân, phục vụ, bảo vệ , kế toán …
  • Thuê đầu bếp, quản lý
kinh-nghiem-mo-nha-hang (1)
Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn?

Những thứ cần chuẩn bị khi mở quán ăn, nhà hàng

1. Lên ý tưởng cho kiểu nhà hàng, quán ăn của bạn

Có thể bạn đã lên ý tưởng kinh doanh nhà hàng của riêng mình trước khi đọc bài viết này, tuy nhiên hãy đọc kĩ hơn để có lựa chọn sáng suốt nhất nha. Lựa chọn hình thái kinh doanh là một trong những quá trình bạn luôn phải làm đầu tiên, đừng tưởng tượng hãy thực tế để chọn và hình thành, 3 yếu tố quan trọng mà bạn phải nghiên cứu:

Xác định mô hình nhà hàng, phong cách là bước quan trọng

  • Loại hình nhà hàng, quán ăn: quán ăn bình dân, nhà hàng cao cấp, nhà hàng miệt vườn…
  • Phong cách món ăn: nhà hàng hải sản, nhà hàng ẩm thực Việt, nhà hàng Âu, quán ăn Hàn, quán ăn phục vụ cơm bình dân, quán ăn Nhật, nhà hàng chay, quán ăn chuyên về bò, nhà hàng đồ ăn nhanh,….
  • Phong cách phục vụ: nhà hàng chọn món, nhà hàng buffet, nhà hàng phục vụ tiệc, tiệm ăn mang về, nhà hàng tự phục vụ.

Thương hiệu nhà hàng của bạn cụ thể hơn có thể được coi là cách bạn chọn để truyền đạt sứ mệnh và điểm đặc biệt của bạn đến với mọi người, nó bao gồm: Tên nhà hàng , logo, thiết kế menu và món ăn của bạn đều phải thể hiện một hình ảnh gắn kết về thương hiệu của bạn. Cũng từ đó, thông quan các kênh quảng cáo, khách hàng sẽ nhận diện ra bạn, ấn tượng và tìm đến bạn.

Giảm 24%
Được xếp hạng 4.75 5 sao
32.000VND
Đã bán 110
Được xếp hạng 4.33 5 sao
41.000VND355.000VND
Đã bán 101
Được xếp hạng 4.40 5 sao
115.000VND212.000VND
Đã bán 231
Giảm 17%
Được xếp hạng 4.25 5 sao
35.000VND
Đã bán 62

2. Xây dựng menu cho nhà hàng, quán ăn của bạn

Sau khi đã xây đựng được ý tưởng mô hình kinh doanh thì việc tiếp theo là xây dựng thực đơn dựa trên nhưng ý tưởng của bạn. Hãy tính toán thực đơn với những món đặc biệt, món ngon best-seller, một thực đơn thu hút sẽ khiến cho bạn ghi điểm ban đầu với khách hàng.

Thực đơn của bạn sẽ quy định loại thiết bị bạn cần, các kỹ năng bạn nên tìm kiếm ở nhân viên của mình.

xay-dung-menu-cho-nha-hang (1)
Luôn nhớ đến điểm vàng trong menu

Ví dụ bạn mở một nhà hàng lẩu nướng Hàn Quốc, thì thực đơn chắc chắn sẽ có những món đặc trưng như thịt nướng, lẩu thả…. Vậy thiết bị bạn cần có trong nhà hàng của mình chắc chắn là bếp nướng tại bàn, ống hút khói… Và chắc chắn cần đến những đầu bếp am hiểu ẩm thực Hàn Quốc, và phục vụ có thể thay chỉnh bếp tại bàn cho khách.

xay-dung-menu-cho-nha-hang
Bố trí giá món phù hợp, cân đối

Khi bạn hoàn thiện menu của mình, thì hãy bắt đầu định giá menu, tạo ra sự hấp dẫn và lợi nhuận. Có thể gộp combo để tạo ưu đãi chẳng hạn, hoặc nhấn note vào điểm vàng _ những món sở trường của đầu bếp để khách hàng đến quán của bạn đều phải thưởng thức món đó. Về giá cả, hãy cân đối phù hợp theo nhân khẩu học về vị trí, về con người xung quanh khu vực kinh doanh, đối tượng mục tiêu của bạn để đưa ra mức giá phù hợp nhất.

3. Lên kế hoạch Kinh doanh Nhà hàng

Giống như bất kỳ công việc kinh doanh mới nào, bạn đều cần phải có 1 kế hoạch kinh doanh vững, thì mới có thể thành công, không dễ dàng để hoàn thiện một kế hoạch khi bạn chưa từng trải nghiệm, nhưng vẫn phải thử từ cơ bản nhất.

Kế hoạch kinh doanh sẽ được chia thành nhiều phần, mục đích của kế hoạch là giúp bạn xác định chi tiết hơn và tóm tắt doanh nghiệp của bạn cho các nhà đầu tư. Khi bạn cần đến nhà tài trợ hay những khoản vay, thì kế hoạch đóng vai trò chủ chốt quyết định sự thành công.

ke-hoach-kinh-doanh-nha-hang
Kế hoạch kinh doanh nhà hàng thu hút đầu tư

Dưới đây là các phần cơ bản của 1 kế hoạch kinh doanh nhà hàng mà bạn cần nắm rõ nhé:

  1. Tóm tắt quá trình điều hành – Đây là phần đầu tiên trong kế hoạch kinh doanh của bạn, nhưng hãy viết nó cuối cùng, trở thành phần tóm tắt của các phần còn lại.
  2. Tổng quan và Mô tả Doanh nghiệp – Sử dụng phần này để viết tổng quan doanh nghiệp của bạn, chi tiết hơn những gì bạn đã đưa vào bản tóm tắt.
  3. Loại hình nhà hàng và Thực đơn – Trong phần này, mô tả tất cả các chi tiết về loại hình và thực đơn nhà hàng của bạn.
  4. Hệ thống quản lý – Phác thảo cơ cấu quản lý và sở hữu của bạn, có thể vẽ sơ đồ cho dễ hình dung.
  5. Số lượng Nhân viên – Hãy căn cứ thực tế đến số lượng nhân viên bạn cần để vận hành doanh nghiệp.
  6. Đối thủ cạnh tranh – Đây là phần cần nghiên cứu kĩ, bạn nên cung cấp bản phân tích về nhân khẩu học và sự cạnh tranh cho vị trí kinh doanh bạn đã chọn.
  7. Chiến lược Quảng cáo – Sử dụng phân tích đối thủ ở bước trước để chọn các chiến lược tiếp thị, quảng cáo phù hợp.
  8. Dự đoán và tóm tắt tài chính – Kiếm tiền là nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình kinh doanh, đây cũng là căn cứ để dự đoán nguồn thu nhập và phân tích hoà vấn, lợi nhuận.

4. Kêu gọi đầu tư, tài trợ 

Hầu hết những nhà star-up đều không đủ vốn trong tay để trang trải ban đầu, người kêu gọi đầu tư, người xoay vốn ngân hàng. Không có vốn thì muốn vận hành thông suốt là không dễ dàng, chính vì thế phải đảm bảo nguồn vốn để duy trì hệ thống.

  • Ước tính tổng chi phí vận hành ban đầu, và vận hành hàng ngày rồi từ đó lên ngân sách dự toán vận hành theo chu kì 6 tháng, 1 năm.
  • Tính toán chi phí giấy phép, thiết bị, sữa chữa thiết kế, tiền lương nhân viên để suy ra bạn cần thêm bao nhiêu vốn (từ số vốn ban đầu bạn có).
keu-goi-dau-tu-cho-nha-hang
Kêu gọi tài trợ để mở nhà hàng

Một số nguồn tài trợ bạn có thể tham khảo:

  • Khoản vay thương mại truyền thống qua ngân hàng: lợi thế là lãi suất tương đối, khả năng tiếp cận vốn cao, tuy nhiên bạn phải có tài sản thế chấp.
  • Hạn mức tín dụng kinh doanh: tiêu chuẩn cho vay sẽ con hơn, và số tiền bạn vay được cũng sẽ không nhiều, lãi suất của được tích luỹ khi bạn sử dụng tiền.
  • Khoản vay doanh nghiệp nhỏ: đây là khoản vay liên kết từ Cơ quan quản lý doanh nghiệp và các ngân hàng, tuy giấy tờ khá phức tạp tuy nhiên khoản cho vay tương đối ổn định và lãi suất không quá cao, tuy nhiên cũng buộc phải có tài sản thế chấp.
  • Nhà đầu tư, vốn cộng đồng: đây là lựa chọn của nhiều bạn star-up trong thời gian gần đây, tuy nhiên không đơn giản để thu hút được nhà đầu tư, bạn cần có những chiến lược đặc biệt và cam kết chi trả % lợi nhuận mỗi tháng cho họ.

5. Chọn mặt bằng kinh doanh

Khi chọn một địa điểm kinh doanh cho nhà hàng hay quán ăn của bạn, hãy lưu ý những điểm sau đây:

  • Khả năng tiếp cận  – Chọn một vị trí có tầm nhìn tốt, đông đúc dân cư, nhiều xe cộ qua lại, xem xét đến chỗ để xe, hay cả hướng phong thuỷ với chủ cửa hàng.
  • Nhân khẩu học – Thị trường mục tiêu của nhà hàng cũng phải phù hợp với nhân khẩu học của khu vực, nếu bạn chọn bán nhà hàng tiệc tùng ngay 1 khu dân cư nhỏ của người lao động nghèo, thì khả năng sẽ khó thành công đấy.
  • Chi phí lao động – Lương lao động của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí. Ở những khu vực có chi phí sinh hoạt cao hơn, bạn sẽ cần trả lương cao hơn để thu hút nhân viên giỏi.
  • Cạnh tranh địa phương – Bạn có thể học hỏi cách các nhà hàng khác đang “cạnh tranh” trong lĩnh vực, loại hình của bạn, tránh một khu vực bão hòa, hãy tìm những vị trí mà các nhà hàng cùng lĩnh vực của bạn đã thành công và nghiên cứu.
kinh-nghiem-chon-mat-bang-kinh-doanh-an-uong
Chọn mặt bằng kinh doanh ăn uống cần chọn những nơi đông đúc

Nên thuê hay mua hẳn mặt bằng, lựa chọn nào cũng có lợi và hại, tuy nhiên với người khởi nghiệp trẻ thì nên thuê đến khi bạn đủ vững vàng. Vì việc bạn thuê thì dĩ nhiên chi phí không phải trả ngay 1 lần, và bạn có thể linh hoạt để quyết định mở rộng hoặc thực hiện các thay đổi kinh doanh khác.

6. Các loại giấy phép cần cho Nhà hàng

Các loại giấy phép bạn cần có:

  • Giấy chứng nhận cư trú.
  • Giấy phép đăng kí kinh doanh.
  • Giấy phép an toàn thực phẩm.
  • Giấy phép bán lẻ rượu tại chỗ.
bat-dia-nha-hang
Nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cẩn thiết

Những loại giấy phép này bạn cần phải lưu ý khi mở quán ăn hay nhà hàng, nếu không có sẽ gây phức tạp, bất lợi sau này. Bạn có thể bị phạt hành chính và nặng hơn là đình chỉ kinh doanh nếu không có những giấy phép này, hãy chú ý nhé!

7. Thiết kế không gian nhà hàng, quán ăn của bạn

Việc có một thiết kế ấn tượng cũng quyết định rất nhiều đến thành công của nhà hàng, đặc biệt là với thời điểm hiện nay. Có hai thành phần để thiết kế bố trí nhà hàng mới của bạn: mặt tiền kinh doanh và và không gian bên trong. Mỗi không gian đều có những yêu cầu riêng biệt, nếu không đủ am hiểu thì hãy tìm 1 chuyên gia!

thiet-ke-nha-hang-dep
Thiết kế nhà hàng theo không gian, thoáng đãng và gọn gàng nhất

Hãy ghi nhớ những yếu tố này khi thiết kế bố trí phòng ăn của bạn :

Sức chứa chỗ ngồi – Sức chứa cũng quyết định lượng khách bạn có thể phục vụ, hãy đáp ứng 1 không gian đủ thoáng đãng, tránh trường hợp dư thừa hoặc kín không gian quá mức cần thiết.

Nội thất – Bàn ghế hay bất kì vật dụng nào khác thì hãy luôn cân đối để nó có thể phù hợp với không gian, ý tưởng nhà hàng của bạn nhất, nếu là nhà hàng cổ điển thì không thể sử dụng những thiết bị hiện đại, nếu là nhà hàng tiệc thì nên tối ưu không gian bàn dài thay vì bàn đôi bàn 4…

thiet-ke-nha-hang-dep (1)
Thiết kế nhà hàng theo phong cách Nhật Bản sang trọng

Trang trí – Đèn, tranh, chậu canh, tủ… đều phải có tone màu phù hợp, thiết kế kiểu dáng với không gian bạn đã lên ý tưởng.

Nền, tường – Sàn và đồ đạc trên tường phải được làm bằng vật liệu dễ làm sạch và khử trùng, nếu có thể hãy chọn những màu sắc tối, còn bắt buộc không gian sáng sủa thì hãy chọn các loại chất liệu dễ lau chùi, đừng tạo cảm giác không sạch sẽ ở một nơi dành để ăn uống.

Phong cách decor món ăn nhà hàng cơm bình dân

Lưu ý: Khi thiết kế bố cục nhà bếp của bạn , hãy xem xét quy trình phục vụ và phân bổ đủ không gian cho các công việc từ chế biến, lau chùi, dọn rửa đến phục vụ.

Tạo cho nhà hàng một phong cách riêng , tạo điểm nhấn đặc biệt ấn tượng với khách hàng sau một thời gian sẽ có một lượng khách hàng quen đáng kể

8. Tìm một nhà cung cấp thiết bị và thực phẩm

Tủ lạnh, máy sưởi, lò nướng, lò vi sóng, nồi chiên hay bất kì vật dụng nào cần để phục vụ cho quá trình nấu món ăn, bạn đều cần chuẩn bị thật kĩ nhé! Lựa chọn thiết bị sẽ phụ thuộc vào thực đơn, tốt nhất là bạn nên list danh sách cùng với đầu bếp chính của cửa hàng.

nguon-cung-cap-nguyen-lieu-cho-nha-hang (1)
Tìm kiếm nguyên liệu cung cấp thực phẩm

Thực phẩm là một khâu bạn cần kĩ càng nhất, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến bộ mặt của cửa hàng, chính vì thế hãy nghiên cứu kĩ đơn vị cung cấp thực phẩm cho bạn. Trao đổi kĩ càng về nguồn hàng, an toàn vệ sinh thực phẩm, và giá tiền, phải nghiên cứu kĩ càng để đảm bảo chất lượng thực phẩm tươi ngon, an toàn cho khách hàng, đừng ham rẻ nhe!

nguon-cung-cap-nguyen-lieu-cho-nha-hang
Hãy chắc chắn thực phẩm đều tươi và sạch

Bát đĩa trang trí cho món ăn cũng là một trong những phần không thể thiếu, hãy chọn bát đĩa đồng bộ, có thể in kèm logo để tránh thất lạc và tạo điểm nhấn! Nếu bạn đang tìm đơn vị cung cấp bát đĩa nhà hàng thì liên hệ ngay cho Sàn Gốm Bát Tràng  nhé!

9. Tuyển chọn nhân viên cho nhà hàng, quán ăn của bạn

Hãy xây dựng văn hoá làm việc cho nhân viên ngay từ đầu, điều đó có thể xuất phát ngay từ buổi phỏng vấn đầu tiên. Suy nghĩ về trách nhiệm và nhiệm vụ của nhân viên, chuẩn bị chương trình đào tạo, hãy dạy cho nhân viên lối ứng xử chuyên nghiệp và thân thiện nhất.

Tip: Hãy chọn người có kinh nghiệm để hỗ trợ bàn trong giai đoạn đầu nhà hàng mới phát triển , vì bàn sẽ còn rất nhiều công việc phải quan tâm tới,

Tuyển dụng nhân viên nhà hàng bạn cũng phải cực kỳ lưu ý và thường xuyên giám sát vì lượng tiền mặt thu chi rất thường xuyên nếu bạn không để mắt có thể có thất thoát,

Ngoài ra bạn cũng nên là người chủ đáng quý, hãy giữ chân nhân viên của mình bằng sự công bằng và quan tâm.

tuyen-nhan-vien-nha-hang
Nhân viên nhà hàng, quán ăn cần được đào tạo nhiều kỹ năng

Lập danh sách tất cả các vị trí bạn cần cho nhà hàng của mình, trong quá trình vận hành có thể bổ sung thêm. Xem xét ca làm phù hợp để tuyển đủ nhân viên. Đây là một số vị trí cơ bản cần có trong nhà hàng, bạn có thể xem xét bổ sung:

Nhóm Các vị trí công việc
Nhóm quản lý Tổng quản lý, quản lý bếp, quản lý phục vụ, bảo vệ trưởng
Nhân viên bếp Bếp trưởng, phụ bếp, người rửa bát, người chuẩn bị thực phẩm
Nhân viên phục vụ Lễ tân, thu ngân, chạy bàn, oder
Nhân viên bar (có thể có hoặc không) Pha chế, nhân viên phục vụ quầy
Văn phòng Nhân viên tiếp thị, Quảng cáo, Kế toán

10. Quảng bá thương hiệu nhà hàng, quán ăn của bạn

Việc rất quan trọng khi mở 1 nhà hàng đó là phải cho mọi người biết đến bạn, thu hút được khách hàng để họ đến với mình, đó là một chiến dịch quảng cáo thu hút khách hàng. Bạn có rất nhiều cách để làm việc đó:

quang-cao-khai-truong-nha-hang
Nên tạo ra nhiều quảng cáo mừng khai trương
  • Xây dựng trang web, fanpage và chạy chiến dịch sale trên các mạng xã hội và google
  • Tạo ra các chương trình dùng thử món ăn vào 3 ngày đầu khai trương
  • Tạo chương trình khuyến mãi cho khách hàng mới
  • Treo bảng hiệu quảng cáo ở một số nơi thuận lợi để nhìn thấy (cái này phải thuê)
  • Phát tờ rơi quảng cáo (cách này tuy đã lỗi thời tuy nhiên vẫn có vài người làm)

11. Tổ chức một buổi khai trương

Khai trương là cơ hội để bạn tạo tiếng vang và đưa nhà hàng, quán ăn của bạn gần hơn với khách hàng, chính vì thế dù cho tối giản chi phí như thế nào thì cũng tạo ra 1 ngày khai trương nhé. Đây là cơ hội đưa khách hàng đến gần hơn với thực đơn đặc biệt của bạn, chính khách hàng ngày hôm đó sẽ là mối dây liên kết cho bạn đến với nhiều người hơn. Một buổi khai trương nên có:

khai-truong-nha-hang
Nên tổ chức 1 bữa tiệc khai trương nhà hàng
  • Thực đơn best-seller: có nghĩa là một mẫu thực đơn dành riêng cho ngày khai trương, nó bao gồm những món mà bạn có thể chuẩn bị tốt nhất, ngon nhất cho hôm đó. Menu này sẽ khiến cho nhân viên đỡ quáng gà, và cũng tạo động lực cho khách hàng tìm hiểu theo nhiều món ăn.
  • Lịch trình buổi khai trương: nên giới hạn nó theo khung giờ, vài giờ hoặc vài ngày đầu tiên mở cửa để phục vụ tốt nhất, và khách hàng đông đúc ngay buổi đầu tiên.
  • Món ăn dùng thử miễn phí, tặng kèm: đây sẽ là món quà bạn cần chuẩn bị để tạo uy tín cho thương hiệu của bạn đấy.

Hãy chú ý đến việc thu hút người địa phương và mời chào những đối tượng mục tiêu bạn có thể hướng đến!

Những sai lầm khi bắt đầu kinh doanh quán ăn, nhà hàng

Những sai lầm ban đầu là nguyên nhân khiến việc kinh doanh của bạn thất bại. Hãy lưu ý những điều sau nhé:

bat-dia-nha-hang (3)
Làm sao để kinh doanh nhà hàng thành công
  • Không lên kế hoạch kinh doanh cẩn thận
  • Chọn vị trí, địa điểm không thích hợp
  • Nguồn vốn hạn hẹp
  • Không kinh doanh theo thị hiếu khách hàng
  • Chưa có đội ngũ nhân viên phù hợp
  • Phong cách, trang trí quán sơ sài, không đầu tư
  • Thiếu sự chuyên nghiệp trong kinh doanh

Ngành nhà hàng, dịch vụ ăn uống đứng trước rất nhiều sự cạnh tranh khốc liệt, nhưng đây vẫn là một ngành hot và quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Xu hướng của dịch vụ ăn uống ngày càng được đa dạng hoá, không gian mở rộng, nhiều người tiếp cận với con đường kinh doanh này hơn thì thách thức cho bạn càng lớn. Những kiến thức trên đây đã được Sàn Gốm tổng hợp và nghiên cứu, hi vọng nó sẽ giúp ích được cho bạn.

Những đơn vị nhà hàng đã được chúng tôi hợp tác

Nếu bạn cần trang thiết bị decor nhà hàng, bát đĩa trang trí hay ý tưởng thiết kế nhà hàng thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi tại web sangom.vn để đội ngũ nhân viên của chúng tôi giúp đỡ bạn ngay nhé!

đồ thờ bát tràng
Question and answer (1 comment)