Rượu nho ngày càng trở nên gần gũi với người Việt Nam. Nhâm nhi một ly rượu nho vừa giúp thư giãn đầu óc vừa có lợi cho sức khỏe. Bài viết này các chuyên gia về rượu Sàn Gốm sẽ hướng dẫn bạn cách ngâm rượu nho tại nhà đơn giản mà chất lượng, hãy tham khảo nhé!

Rượu nho là gì? Nguồn gốc của rượu nho?
Rượu nho hay còn được biết đến với tên gọi rượu vang là một loại thức uống có cồn được lên men từ trái nho. Sự cân bằng hóa học tự nhiên cho phép nho lên men mà không cần thêm các loại đường,axit, enzim, nước hay các chất dinh dưỡng khác. Men tiêu thụ đường trong nho và chuyển đổi thành rượu và carbon dioxide.

Rượu nho được cho rằng bắt nguồn từ miền Nam nước Pháp vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Nghề trồng nho bắt đầu được biết đến và phát triển ở thành phố Marseille. Đế Chế La Mã đã từng bước cho phép những vùng ở phía Nam nước Pháp được sản xuất rượu nho. Từ đó, rượu nho ngày càng trở nên phổ biến và lan rộng ra toàn cầu.

Ở Việt Nam, cuối thập niên 1990 vẫn chưa có một nhà máy sản xuất rượu nho nào đạt tiêu chuẩn Châu Âu xuất hiện, đa số rượu nho tại Việt Nam lúc đó được nhập khẩu từ Pháp như các dòng Bordeaux. Thị trường rượu nho tại Việt Nam lại bắt đầu nở rộ, vì vậy khoảng cuối năm 1999, một loại rượu nho được lên men theo công nghệ Pháp đã xuất hiện ở thị trường nội địa, tạo tiếng vang mạnh với giá cả phải chăng và tiêu chuẩn Châu Âu – rượu nho Đà Lạt. Việt Nam đã có những bước tiến vững mạnh trên thị trường rượu nho.
Công dụng của rượu nho
Rượu nho không chỉ là thức uống nhâm nhi sang trọng mà còn giúp rất nhiều cho sức khỏe mỗi người. Nếu uống rượu nho một cách điều độ, nó sẽ là phương thuốc cực kì tốt cho bạn.

- Rượu nho giúp ngừa cảm lạnh
Uống rượu nho đỏ có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh. Các nghiên cứu cho thấy các chất chống oxy hóa trong rượu nho đỏ có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị cảm lạnh đến 60%.
Xem thêm:
Rượu nho giúp đốt cháy mỡ
Một ly rượu nho có thể hỗ trợ to lớn cho nỗ lực giảm cân của bạn. Những quả nho đỏ đen được tìm thấy trong một số loại rượu nho đỏ có thể giúp quản lý hiệu quả tình trạng béo phì và gan nhiễm mỡ do rối loạn chuyển hóa, nhờ nho chứa một loại hóa chất có tên axit ellagic. Hóa chất này giúp làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào mỡ và ngăn chặn tế bào mỡ mới hình thành, làm tăng quá trình trao đổi chất của các axit béo trong các tế bào gan.

Rượu nho giúp tăng cường trí nhớ
Các nhà nghiên cứu tìm thấy resveratrol, loại hợp chất được tìm thấy trong vỏ của trái nho đỏ. Chúng có thể cải thiện trí nhớ, tăng khả năng nhận thức.
Thưởng thức rượu nho cùng với lu gốm sứ sịn sò
Rượu nho giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ
Nghiên cứu cho thấy rằng những người uống 150ml rượu nho mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 32% so với những người không uống. Bởi một lượng nhỏ rượu nho có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách giữ lại HDL- cholesterol trong máu. Không những thế, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng rượu nho có tác dụng tốt với những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim, có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ ở nam giới hay làm giảm huyết áp.
Cách ngâm rượu nho đơn giản, cực chuẩn
Rượu nho khi mua ở ngoài giá cũng rất cao. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách ngâm rượu nho đơn giản tại nhà mà chất lượng không khác gì rượu mua, thậm chí còn đậm đà hơn rất nhiều!

Rượu nho có đường
Chuẩn bị:
- Nho tươi: 5kg
- Đường cát trắng: 2 kg
- Máy ép trái cây
- Bình thủy tinh, chum, hũ,… để đựng rượu: 3 lít.
Với công thức này thì men nho hoàn toàn tự nhiên, không cần đến rượu để tạo vị hay lên men.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nho
Rửa nho sạch với nước, tiếp đó, ngâm nho vào chậu nước muối pha loãng từ 20 – 30 phút, rồi vớt ra rửa lại với nước sạch và để ráo.

Bước 2: Ép nho
Dùng máy ép trái cây hoặc tự dùng muỗng và tay để ép lấy nước cốt nho, cho vào bình thủy tinh, hũ hoặc chum. Nhớ cắt bỏ phần cuống nho trước khi ép và không chọn quả bị dập hay hỏng.
Bóc tách nho, đồng thời có thể tẩm sơ 1 lớp đường để hương vị rượu hoà quyện hơn
Bước 3: Ủ rượu nho
Cho đường trắng vào hũ đựng nước cốt nho, đậy nắp, để ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Sau 4 giờ, nước cốt nho sẽ bắt đầu lên men, bạn vẫn phải tiếp tục để vậy cho đến khi thấy nước nho trở nên trong vắt, lúc này nước nho đã được lên men hoàn toàn và trở thành rượu nho.

Dùng rây vớt hết các bã nho nổi trên mặt rượu. Sau đó, bạn hãy đậy nắp bình lại rồi tiếp tục ủ. Thời gian ủ càng lâu càng ngon. Khi đã ủ xong có thể sử dụng ngay.
Trong quá trình ủ, nên sử dụng chum sành để tăng độ ngon, hương vị cho bình rượu, đồng thời lọc bớt các tạp chất gây hại cho cơ thể từ quá trình ủ men rượu.
Xem ngay mẫu chum ngâm rượu chuẩn tại Sàn Gốm
Rượu nho không đường
Chuẩn bị:
- Nho xanh tươi: 5 kg
- Rượu trắng ( trên 40 độ): 2 lít
- Bình thủy tinh, hũ, chum,… đựng rượu: 3 lít
Các bước tiến hành:
Bước 1: Sơ chế nho
Rửa nho sạch với nước, tiếp đó, ngâm nho vào chậu nước muối pha loãng từ 20 – 30 phút, rồi vớt ra rửa lại với nước sạch và để ráo.

Bước 2: Nghiền nho
Bỏ cuống, vặt lấy nho, rồi dùng tay sạch bóp dập tất cả nho.

Bước 3: Ủ rượu nho
Cho hết phần nho vào bình thủy tinh, hũ hay chum chứa rượu trắng. Bạn phải đậy nắp và đem đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Sau một thời gian ủ, bạn có thể sử dụng ngay. Rượu càng ủ sẽ càng đậm vị, càng ngon.

Chỉ đơn giản vậy thôi, bạn đã có hũ rượu nho cực chất lượng, hãy thử nhé!
Lưu ý khi ủ rượu nho

- Đậy nắp không nên quá kín, cần có chút hở để thúc đẩy quá trình oxi hóa, nhanh lên men.
- Đặt rượu ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi sử dụng dở bạn nên cho vào ngăn mát tủ lạnh
- Rượu nên sử dụng trong vòng 3 đến 4 tháng sau khi ủ là tốt nhất.
Bài viết này chúng tôi đã cung cấp tất tần tật về rượu nho. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn, cho bạn công thức chuẩn nhất để làm nên một hũ rượu nho cho gia đình. Hãy thử làm ngay một hũ rượu nho, bạn sẽ không phải hối hận đâu!